Hiệp ước Basel: Từ quy định đến thực tiễn áp dụng ở Việt Nam

     Uỷ ban Basel là diễn đàn hợp tác về các vấn đề giám sát ngân hàng được thành lập vào năm 1974, bởi Thống đốc ngân hàng của 10 quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G10): Mỹ, Anh, Nhật Bản, Pháp, Đức, Canada, Ý, Thụy Điển, Hà Lan và Bỉ. Ủy ban Basel đưa ra tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả, thỏa ước cho hoạt động ngân hàng xuyên biên giới,... Việt Nam chưa phải là thành viên của Uỷ ban Basel, song việc vận dụng các Hiệp ước Basel trong hoạt động quản trị ngân hàng có ý nghĩa và cần thiết đối với hệ thống ngân hàng nước ta.

      Nhằm giúp bạn đọc nắm bắt một cách đầy đủ, hệ thống về Hiệp ước Basel, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh ấn hành cuốn sách “Hiệp ước Basel: Từ quy định đến thực tiễn áp dụng ở Việt Nam” do TS. Hoàng Công Gia Khánh chủ biên. Cuốn sách gồm 4 chương, chia thành 2 phần:

      Phần 1: Hệ thống hóa các quy định của Hiệp ước Basel I, II, III; đưa ra các đánh giá, nhận định về quá trình triển khai Hiệp ước Basel dựa trên nền tảng các tài liệu chính thức do Ủy ban Basel công bố cùng các nghiên cứu có liên quan.

      Phần 2: Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các tiêu chuẩn Basel ở Việt Nam; các quy định của Việt Nam trong giai đoạn Basel I, II và đề xuất lộ trình triển khai áp dụng Basel III.

      Sách xuất bản năm 2016, là tài liệu tham khảo hữu ích cho những nhà nghiên cứu, nhà quản trị ngân hàng và bạn đọc quan tâm đến Hiệp ước Basel.

       Sách hiện có tại Trung tâm Thông tin Thư viện → Phòng đọc 2 → Giá sách 23

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!