Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Tố tụng dân sự Việt Nam

 

 

 

Tác giả: TS. Trần Phương Thảo

Năm xuất bản: 2018

Nhà xuất bản: Lao động

Địa chỉ tài liệu: Phòng đọc - Giá số 22. 

                           Phòng mượn - Giá số 12.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Tố tụng dân sự là biện pháp do pháp luật quy định mà Tòa án áp dụng để giải quyết tạm thời yêu cầu cấp bách của đương sự để bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản, bảo đảm cho việc bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự.

Cuốn sách “Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Tố tụng dân sự Việt Nam” của TS. Trần Phương Thảo giúp bạn đọc nắm rõ kiến thức về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Tố tụng dân sự Việt Nam dưới góc độ lý luận và thực tiễn.

Mở đầu cuốn sách, tác giả trình bày và luận giải một số vấn đề lý luận về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Tố tụng dân sự Việt Nam: khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa; cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và các yêu cầu đặt ra khi xây dựng pháp luật về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Tố tụng dân sự.

Phần tiếp theo là quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2015 về biện pháp khẩn cấp tạm thời và thực tiễn áp dụng: thủ tục áp dụng và trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng.

Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và nâng cao hiệu quả áp dụng tại Việt Nam hiện nay.

Sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên chuyên ngành luật và ban đọc quan tâm tới vấn đề biện pháp khẩn cấp trong Tố tụng dân sự.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!