“Mối quan hệ giữa pháp luật Việt Nam và Luật Nhân quyền quốc tế

      Luật Nhân quyền quốc tế là hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn và tập quán pháp lý quốc tế nhằm xác lập, bảo vệ, thúc đẩy các quyền và tự do cơ bản cho mọi thành viên của cộng đồng nhân loại. Hiện nay, Nhà nước ta đã và đang chủ động tham gia, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực trong đó có Luật Nhân quyền. Bạn đọc hãy nghiên cứu cuốn sách “Mối quan hệ giữa pháp luật Việt Nam và Luật Nhân quyền quốc tế” do PGS. TS. Nguyễn Bá Diến chủ biên để hiểu về Luật Nhân quyền quốc tế và quá trình tham gia của Việt Nam.

      Cuốn sách gồm 20 chương, được chia thành 3 phần:

      Phần 1 – Những vấn đề chung về mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và Luật Nhân quyền quốc tế: Cơ sở lý luận, khung pháp luật quốc tế về quyền con người và mối quan hệ với pháp luật quốc gia; các cơ chế đảm bảo; vấn đề bảo vệ quyền con người trong hệ thống thương mại đa phương; về thực thi các điều ước quốc tế về Luật Nhân quyền quốc tế.

      Phần 2 – Các điều ước quốc tế quan trọng về quyền con người: Giới thiệu lịch sử hình thành, phát triển, mục đích, nguyên tắc, nội dung, quá trình thực thi 10 công ước và các văn kiện quốc tế, gồm: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị; các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa,… Khái quát, phân tích, bình luận một số tuyên ngôn, tuyên bố, nghị quyết và các văn kiện về quyền con người có liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm quốc gia của Việt Nam.

      Phần 3 – Pháp luật Việt Nam về quyền con người trong mối quan hệ với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Quá trình gia nhập, thực thi các công ước quốc tế và vấn đề hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam về quyền con người.

      Sách do Nhà xuất bản Tư Pháp xuất bản năm 2015, hiện có tại Trung tâm Thông tin Thư viện: Phòng đọc 02 → Giá sách 24

Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc !