Dòng Nội dung
1
2
3
Bàn về xã hội dân sự / Hoàng Ngọc Giao // Nhà nước và Pháp luật. Số 11/2006, tr. 52 - 55.




Tác giả phân tích làm rõ những đặc điểm của xã hội dân sự, như: là không gian quan hệ xã hội nằm ngoài gia đình, nhà nước và thị trường; không nhằm mục đích lợi nhuận; tự nguyện, mang tính tương hỗ dân sự… Tác giả cũng chứng minh sự cần thiết của xã hội dân sự; phân tích các yếu tố cấu thành xã hội dân sự là nhà nước, thị trường và xã hội dân sự; mối liên hệ và sự tác động qua lại của các yếu tố này trong xã hội dân sự
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
4
Bước đầu tìm hiểu xã hội dân sự tại Việt Nam / Phan Hữu Thư // Nhà nước và Pháp luật. Số 9/2006, tr. 3 - 6.




Tác giả khái quát về sự ra đời và phát triển của xã hội dân sự tại nước ta, đánh giá theo bốn giai đoạn: trước 1945, 1945-1975, 1975-1986 và 1986 đến nay; phân tích những quan niệm về xã hội dân sự. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra nhận xét về sự chi phối của các yếu tố khác nhau trong đời sống xã hội tới nội dung của các quan niệm về xã hội dân sự và việc khai thác ý nghĩa của mỗi cách hiểu trong việc bảo đảm thực hiện lợi ích của nhà nước và lực lượng khác trong xã hội
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
5
Cải cách hành chính hướng tới một nền hành chính công phục vụ xã hội dân sự / Phạm Đức Chính // Quản lý nhà nước. Số 4/2015, tr. 13 - 17.




Bài nêu quan niệm về cải cách hành chính trong xu thế toàn cầu hóa, cách tiếp cận cải cách hành chính trong quá trình hội nhập, định hướng cấu trúc bộ máy hành chính quản trị xã hội dân sự và những vấn đề đặt ra về đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2015 - 2020 của Việt Nam.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)