Dòng Nội dung
1
Đóng góp của Đức Phật qua tứ diệu đế đối với nhận thức tôn giáo Ấn Độ và nhân loại / Hoàng Thị Thơ, Phan Thị Hội // Triết học. Số 7/2015, tr. 29 - 35.




Bài tập trung phân tích và đánh giá một số đóng góp của Phật giáo với tư duy tôn giáo Ấn Độ cổ đại nói riêng và tôn giáo nhân loại nói chung, đồng thời khẳng định đó chính là sức sống và sức thuyết phục của Phật giáo đối với nhận thức của nhân loại trong quá khứ và hiện tại
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Hindu giáo - mối quan hệ "ba trong một" với Veda giáo và Bàlamôn giáo / Hoàng Thị Thơ // Triết học. Số 6/2016, tr. 58 - 65.




Nêu Veda giáo, Bàlamôn giáo, Hin du giáo không phải là tên gọi ba tôn giáo khác nhau, hoàn toàn khác biệt, mà là những tên gọi của cùng một tôn giáo lớn nhất, lâu đời nhất của Ấn Độ; tương tác với các tôn giáo khác( Phật giáo, Jaina giáo) cũng như nhu cầu khẳng định lại vị thế tôn giáo dân tộc, vai trò tín ngưỡng truyền thống của người Ấn.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Nhập thế của Phật giáo - truyền thống và yêu cầu mới / Hoàng Thị Thơ , Nguyễn Thị Luyến // Triết học. Số 3/2018, tr. 58 - 66.




Trên cơ sở khái quát khái niệm "nhập thế", bài làm rõ nội dung, vai trò của nhập thế nói chung và nhập thế của Phật giáo nói riêng. Trong lịch sử, nhập thế của Phật giáo Việt Nam có nhiều đóng góp lớn, tạo nên những điểm chói lọi trong lịch sử dựng và giữ nước hào hùng. Vậy nên tiếp tục phân tích khả năng, lợi thế, thách thức mới của nhập thế của Phật giáo Việt Nam trước một số vấn đề đương đại là hết sức cần thiết.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
4
Phật giáo Nam tông Khmer và định hướng phát triển bền vững Tây Nam Bộ / Hoàng Thị Thơ // Triết học. Số 8/2017, tr. 31 - 38.




Nêu Phật giáo Nam tông Khmer có vai trò rất quan trọng với sự phát triển bền vững của văn hóa dân tộc Khmer miền Tây Nam Bộ mà còn góp phần xây dựng, phát triển Việt Nam bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thị trường. Tuy nhiên Phật giáo Nam tông có nhiều thế mạnh về phương diện"xã hội" và "môi trường", song cũng còn những giới hạn cần khắc phục trong mối liên hệ chung với sự phát triển bền vững ở Tây Nam Bộ.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
5
Phật giáo với đạo đức lối sống xanh / Hoàng Thị Thơ // Triết học. Số 1(308)/2017, tr. 54 - 60.




Đạo đức lối sống xanh đề cao mối quan hệ qua lại phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau giữa con người với môi trường trong cùng một hệ thống chỉnh thể sống. Từ xưa nhiều tôn giáo và tộc người trên thế giới trong đó có Phật giáo, đac có những quan niệm tiến bộ về đạo đức, lối sống xanh. Phật giáo đã đưa ra các chuẩn mực đạo đức nhân văn về môi trường như thuyết Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nghiệp, Nghiệp báo nhân quả. Tự giác hướng nội là nền tảng triết học độc đáo của Phật giáo về vũ trụ, con người. Các chuẩn mực đạo đức lối sống xanh của Phật giáo có thể góp phần đối phó với những khủng hoảng môi trường gây ra bởi con người. Bài tập trung phân tích hai nội dung cơ bản: Vấn đề môi trường, khủng hoảng môi trường bởi con người và đạo đức lối sống xanh; Phật giáo với đạo đức lối sống xanh.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)