Dòng Nội dung
1
Đánh giá của con về phương pháp giáo dục giá trị của cha mẹ / Trương Quang Lâm // Tâm lý học. Số 11(212)/2016, tr. 79 - 88.




Nêu kết quả khảo sát 245 trẻ em lứa tuổi học sinh trung học trên địa bàn Hà Nội cho thấy, học sinh đánh giá về các phương pháp giáo dục giá trị của cha mẹ chủ yếu là làm gương, nêu gương và phân tích giảng giải. Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa đánh giá của học sinh nam và nữ; phương pháp làm gương, nêu gương và phân tích, giảng giải đối với con gái nhiều hơn con trai. Đa số đánh giá hài lòng với phương pháp giáo dục giá trị của cha mẹ. Các em muốn cha mẹ lắng nghe, hiểu con, tâm sự với con, quan tâm, chăm sóc, yêu thương, dành thời gian cho con.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Kỹ năng xã hội của trẻ vị thành niên nông thôn / Nguyễn Văn Lượt, Trương Quang Lâm // Tâm lý học. Số 10/2017, tr. 24 - 35.




Kết quả nghiên cứu nhóm trẻ vị thành niên trong mẫu nghiên cứu cho thấy về kỹ năng xã hội có điểm trung bình 81,02; có khác biệt mức độ biểu hiện kỹ năng xã hội giữa nhóm trẻ đang học THCS và nhóm THPT; giữa các nhóm trẻ đánh giá thấp và cao về sự hài lòng trong học tập, cuộc sống; các kỹ năng thành phần và tổng kỹ năng có mối tương quan thuận với nhau.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
4
Sự hình thành giá trị ở trẻ em / Trương Quang Lâm // Tâm lý học. Số 8/2015 , tr. 92 - 99.




Bài nêu hiện nay các quốc gia đều quan tâm đến giáo dục giá trị cho trẻ em và đều có chung quan điểm cho rằng giá trị là vấn đề cốt lõi của nhân cách, giá trị định hướng cá nhân trong cuộc sống. Qua các nghiên cứu cho thấy: Sự hình thành giá trị ở trẻ là quá trình lâu dài, phức tạp, qua nhiều giai đoạn khác nhau, gắn với quá trình phát triển nhận thức và sự học hỏi, tham gia của cá nhân vào các hoạt động sống, đồng thời chịu sự tác động của giáo dục gia đình và nhà trường.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
5
Sự nhận dạng công dân toàn cầu của sinh viên / Trương Quang Lâm, Lương Bích Thủy // Tâm lý học. 2018. - Số 10, tr. 71-81.




Kết quả nghiên cứu về nhận dạng công dân toàn cầu của 309 sinh viên cho thấy, sinh viên nhận dạng cao nhất hai khía cạnh là công bằng xã hội; sự giúp đỡ liên nhóm khi nhận dạng công dân toàn cầu. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong đánh giá của sinh viên xét theo tiêu chí giới tính, năm học và nơi xuất thân.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)