Dòng Nội dung
1
Bản sắc văn hóa - một số cách tiếp cận / Lê Thúy Hạnh // Triết học. Số 9/2015, tr. 57 - 64.




Tác giả trình bày tổng quát cách tiếp cận khác nhau với khái niệm " bản sắc văn hóa" như cách tiếp cận truyền thống và cách tiếp cận biện luận; cách tiếp cận chủ thể; cách tiếp cận dựa theo phạm vi đối tượng; đưa ra nhận định chung về bản sắc văn hóa trong thời đại ngày nay mang bản sắc mở, liên tục đổi mới, đồng nhất hóa, gắn với ngôn ngữ và sự biểu đạt, là cái đặc thù trong triết học biện chứng.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Trần Đức Thảo so sánh hiện tượng học Husserl với chủ nghĩa duy vật biện chứng / Lê Thúy Hạnh // Triết học. Số 9/2017, tr. 73 - 79.




Phân tích những luận giải của Trần Đức Thảo về hiện tượng học Husserl là CNDV BC, từ việc so sánh, đối chiếu hai triết thuyết này, tìm kiếm biện pháp kết hợp, tương trợ giữa chúng; đồng thời làm rõ chuyển biến tư tưởng của ông từ hiện tượng học Husserl đến CNDV BC, khẳng định lập trường của ông đến với triết học Mác.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Văn hóa trong quan niệm của Immanuel Kant / Lê Thúy Hạnh // Triết học. Số 10(305)/2016, tr. 84 - 91.




Bài làm sáng tỏ nội hàm, tính đa nghĩa của khái niệm văn hóa trong cách hiểu của Kant. Theo tác giả, Kant không chỉ tiếp thu ý nghĩa nguyên gốc của văn hóa từ thời Ciceron với tư cách sự can thiệp của con người với tự nhiên, mà còn mở rộng nghĩa cho khái niệm văn hóa. Với Kant, văn hóa chính là quá trình đào luyện lý tính con người; là trạng thái được khai hóa hay giáo dục, cao nhất là sự giáo dục, tu dưỡng hay thực hành đạo đức của con người cả phương diện cá nhân lẫn tập thể. Nghiên cứu, chú giải tư tưởng của ông giúp chúng ta hiểu thêm quá trình mở rộng nội hàm của khái niệm văn hóa và thực chất " cuộc cách mạng trong lĩnh vực triết học về văn hóa" mà ông đã thực hiện.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
4