Dòng Nội dung
1
2
3
Sử dụng gián tiếp luật so sánh trong hoạt động lập pháp / Nguyễn Thị Ánh Vân // Luật học. Số 4/2007, tr. 18 - 25.




Với cách hiểu cụm từ “sử dụng gián tiếp luật so sánh” là việc các nhà làm luật trong nước không tự mình sử dụng luật so sánh mà sử dụng kiến thức luật so sánh của các chuyên gia pháp lí đến từ nước khác để phục vụ hoạt động lập pháp, tác giả phân tích những ưu thế của việc sử dụng chuyên gia pháp lí nước ngoài trong hoạt động lập pháp. Tác giả cũng nêu một số đề xuất về việc nâng cao hiệu quả sử dụng chuyên gia pháp lí nước ngoài trong hoạt động lập pháp
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:2)
4
Sử dụng trực tiếp luật so sánh trong hoạt động lập pháp / Nguyễn Quốc Hoàn // Luật học. Số 4/2007, tr. 11 - 17.




Việc sử dụng các kết quả nghiên cứu so sánh pháp luật là một giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng của hoạt động lập pháp. Do đó, tác giả đề cập tới một số kĩ năng sử dụng trực tiếp luật so sánh trong hoạt động lập pháp, như: sử dụng luật so sánh để xây dựng các giải pháp pháp luật, để dự báo tính khả thi và hiệu quả của giải pháp pháp luật…
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:2)
5
Ý nghĩa của luật so sánh trong hoạt động lập pháp / Phạm Trí Hùng // Luật học. Số 4/2007, tr. 3 - 10.




Tác giả phân tích ý nghĩa của luật so sánh trong những hoạt động cụ thể của quá trình lập pháp trong việc nhận thức nhu cầu điều chỉnh pháp luật; trong việc hình thành mô hình tư tưởng và cơ cấu của văn bản pháp luật; trong việc soạn thảo dự án luật, pháp lệnh; trong việc thảo luận, sửa đổi, chỉnh lí dự án luật. Từ đó, tác giả rút ra một số kết luận, kiến nghị
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:2)