Dòng Nội dung
1
Bàn về khái niệm phát triển con người / Bùi Thị Phương Thùy // Triết học. Số 10/2015, tr. 87 - 92.




Tác giả nêu khái lược lịch sử các tư tưởng triết học, đặc biệt là triết học Mác và các quan điểm hiện đại trên thế giới về phát triển con người, qua đó, làm rõ thêm khái niệm phát triển con người với tư cách một mục tiêu phát triển chung ở Việt Nam hiện nay.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Chiến lược phát triển con người của Đảng Cộng sản Việt Nam qua Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII / Lê Thị Hương // Triết học. Số 3/2018, tr. 3 - 11.




Phân tích chiến lược phát triển con người của Đảng Cộng sản Việt Nam qua Đại hội Đảng toàn quốc lần XII: Phát triển con người với tư cách mục tiêu của sự phát triển xã hội, nhấn mạnh và coi nó như thước đo trình độ phát triển xã hội; phát triển con người với tư cách động lực phát triển xã hội, chỉ rõ quan điểm của Đảng coi nguồn vốn con người là quan trọng nhất trong các nguồn vốn phát triển xã hội. Khẳng định quan điểm của Đảng và ý nghĩa của chiến lược trên.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Chính sách pháp luật bảo đảm sự hài hòa tăng trưởng kinh tế với phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội / Phạm Thị Hương Lan // Kiểm sát. Số 22/2017, tr. 8 - 14.




Phân tích chính sách pháp luật thể hiện ở quan điểm của Đảng, quy định pháp luật hiện nay và kiến nghị xây dựng, thực hiện chính sách bảo đảm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bản đảm an sinh xã hội trong thời gian tới.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
4
Chủ nghĩa xã hội trong tiến trình phát triển nhân loại / Trần Tuấn Phong // Triết học. Số 10/2017, tr. 13 - 19.




Nêu luận giải khoa học của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác về CNXH ra với tư cách là hình thái KTXH cao hơn, nhân văn hơn CNTB, CNXH là phong trào hiện thực hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện bản chất con người. Mục tiêu đó Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn và kiên định. Bối cảnh thế giới hiện nay cho thấy, CNXH hiện thực, nhờ tích cực cải cách, đổi mới, ngày càng chứng tỏ dấu hiệu phục hồi, phát triển với những mô hình mới đa dạng, sáng tạo. Thực tiễn đó, khẳng định tính tất yếu và triển vọng to lớn của CNXH trong tiến trình phát triển lịch sử nhân loại.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
5
Đánh giá phát triển con người Việt Nam và một số khuyến nghị / Nguyễn Thị Thơm // Lý luận chính trị. 2020. - Số 6, tr. 39-43.
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/3238-danh-gia-phat-trien-con-nguoi-viet-nam-va-mot-so-khuyen-nghi.html



Từ một nước có nền kinh tế lạc hậu, trì trệ vào đầu những năm 1980, đến nay, Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình thấp và gặt hái được nhiều thành tựu trong phát triển con người. Tuy nhiên, thực tế còn không ít hạn chế, yếu kém, đòi hỏi chính phủ phải có các giải pháp, chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển con người Việt Nam trong thời gian tới.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)