Dòng Nội dung
1
Cách thức bảo vệ văn hóa dân tộc của Lý Văn Phức / Nguyễn Thị Phương Mai // Triết học. Số 10/2018, tr. 42-49.




Bài bước đầu tìm hiểu tư tưởng của Lý Văn Phức (vị quan đầu triều Nguyễn tiếp cận với nhiều nền văn hóa) qua một số quan điểm của ông trong việc bảo vệ giá trị văn hóa dân tộc: Nho giáo là thước đo chuẩn mực để nhận định về văn hóa phương Tây; chữ Nôm được sử dụng làm phương tiện truyền tải những nội dung đạo lý và giáo huấn; làm gương là cách thức để truyền tải các giá trị truyền thống.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Góp phần tìm hiểu tư tưởng Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX / Nguyễn Anh Quốc, Trịnh Thị Kim Chi // Triết học. Số 10/2018, tr. 50 - 57.




Nêu tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX hình thành phát triển thành ba khuynh hướng: Tư tưởng phong kiến, tư tưởng dân chủ tư sản, tư tưởng vô sản, với nội dung, đặc điểm, tính chất, địa vị, lợi ích, quan điểm, lập trường tư tưởng và giai cấp khác nhau. Tuy nhiên thời kỳ này đều có điểm chung, nổ bật là tính phong phú và phức tạp, tinh thần duy tân và cách mạng, tinh thần dân tộc và lòng yêu nước. Nghiên cứu sâu giai đoạn này góp phần nhận thức rõ hơn vai trò của nó trong tiến trình phát triển lịch sử tư tưởng Việt Nam, rút ra bài học giá trị cho giai đoạn tiếp theo.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Hồ Quý Ly cải cách không gặp thời / Vũ Huy Anh // Thanh tra. Số 4/2017, tr. 33 - 34.




Nêu thân thế sự nghiệp của Hồ Quý Ly với những hành động chính trị và cải cách nhưng không gặp thời nên không được sự ủng hộ của đội ngũ quan lại và dân chúng dẫn đến thất bại và hoah mất nước..
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
4
Nam Sơn tùng thoại và những cuộc tùng đàm về các vấn đề Nho học Việt Nam thế kỷ XIX / Trần Thị Nhẹn // Nghiên cứu Triết học. Số 8/2018, tr. 74 - 81.




Đây là tác phẩm tập hợp nội dung các cuộc tùng đàm giữa Nguyễn Đức Đạt và các học trò của ông; là tư liệu hiếm trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, phản ánh tình hình Nho học về các vấn đề đạo đức nước ta thế kỷ XIX trước những biến động lịch sử; làm rõ một số quan điểm mới của ông trong tác phẩm về "trung", "hiếu", "bổn phận", v.v. rất đáng được quan tâm.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
5
Nhìn lại cuộc đấu tranh tư tưởng giữa Đảng Cộng sản Đông Dương và nhóm Tờrốtxkít những năm 1930 / Trương Thị Bích Hạnh // Lịch sử Đảng. Số 10/2015, tr. 75 - 80.




Nêu trong lịch sử tư tưởng Việt Nam cận - hiện đại, cuộc đấu tranh tư tưởng giữa Đảng Cộng sản Đông Dương và nhóm Tờrốtxkít trong những năm 1930 là hiện tượng đặc biệt. Đây là cuộc đấu tranh lâu dài, mạnh mẽ, liên tục cả về lý luận và tổ chức, liên quan đến các vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng trong nước và những vấn đề chung của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Cuộc đấu tranh ban đầu là bí mật, từ năm 1937 phát triển công khai trên mặt báo, các diễn đàn, mít tinh, biểu tình, các cuộc vận động bầu cử và tác động không nhỏ đến phong trào giải phóng dân tộc.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)