Dòng Nội dung
1
Những tác phẩm sử học tiêu biểu thời Lê Sơ (1428 - 1527) / Hà Mạnh Hoa // Nghiên cứu Lịch sử. Số 5/2018, tr. 11 - 21.




Nêu trong khoảng 100 năm, nước Đại Việt thời Lê sơ từ năm 1428 - 1527 là quốc gia hùng mạnh ở khu vực. Trong các thành tựu phải kể đến các công trình sử học tiêu biểu là: Lam Sơn thực lục; Sử ký tục biên; Đại Việt sử ký toàn thư; Việt giám thông khảo; Việt giám thông khảo tổng luận. Bài viết giới thiệu tác giả, nội dung và đánh giá các tác phẩm trên.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Tư tưởng "pháp trị" trong tác phẩm Đại Việt sử ký toàn thư / Nguyễn Bình Yên, Lê Quốc Hiệp // Triết học. Số 5(312)/2017, tr. 36 - 42.




Nêu các triều đại phong kiến Việt Nam chủ trương "đức trị" coi nhẹ "pháp trị" nhưng thực tế vẫn bàn đến "pháp trị" cũng như sử dụng nó trong quản lý đất nước. Bài viết tiếp cận tác phẩm" Đại Việt sử ký toàn thư " từ góc độ triết học chính trị nhằm làm rõ tư tưởng" pháp trị " Việt Nam trong tác phẩm này trên phương diện: Vị trí "pháp trị" trong mối quan hệ với "đức trị", những tư tưởng " pháp trị" cơ bản, giá trị, hạn chế lịch sử của các quan điểm " pháp trị" trong tác phẩm.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Tư tưởng chính trị trong tác phẩm Đại Việt sử ký toàn thư / Nguyễn Bình Yên // Triết học. Số 6/2016, tr. 37 - 43.




Bài tiếp cận tác phẩm từ góc độ triết học chính trị, làm rõ những nội dung cơ bản về tư tưởng chính trị của tác phẩm và khái quát ý nghĩa của tư tưởng đó. Đại Việt sử ký toàn thư cho thấy độc lập dân tộc gắn với chế độ quân chủ tập quyền và đường lối đức trị là tư tưởng chính trị cơ bản, đó là giá trị tư tưởng nổi bật của tác phẩm.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
4
Vai trò của Nho giáo đối với pháp luật thời Lý - Trần trong "Đại Việt sử ký toàn thư" / Hoàng Thu Hương // Triết học. Số 3/2018, tr. 89 - 96.




Bài nghiên cứu vai trò của Nho giáo đối với pháp luật thời Lý - Trần trong bộ sử "Đại Việt sử ký toàn thư". Bộ sử này không còn song ta thấy được ảnh hưởng của Nho giáo với pháp luật là: việc bảo vệ trật tự, đẳng cấp, lợi ích của nhà vua; các quy định về đạo đức trong gia đình; phát triển sản xuất nông nghiệp và chăm lo đời sống nhân dân.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
5