Dòng Nội dung
1
2
Quan niệm của một số trí thức Nho học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX về văn minh phương Tây / Phan Thị Thu Hằng // Triết học. Số 6/2018, tr. 51 - 59.




Nửa cuối thế kỷ XIX, văn minh phương Tây được du nhập vào xã hội Việt Nam chủ yếu qua ba đường: Qua giao thương, trao đổi hàng hóa với các nước phương Tây và triều đình phong kiến, qua truyền bá Công giáo của các giáo sĩ tại Việt Nam, được du nhập sau thất bại phong trào Cần vương của các sĩ phu yêu nước. Sự đụng độ hai nền văn minh phương Tây và văn minh phương Đông trong xã hội Việt Nam lúc đó khiến những cá nhân, đặc biệt nhà nho phải đứng trước lựa chọn phức tạp. Thái độ của trí thức Nho học lúc đó phân thành hai xu hướng chính: Phê phán không tiếp nhận văn minh phương Tây, thừa nhận văn minh trên và đề nghị áp dụng để cải cách đất nước. Bài viết phân tích từng khuynh hướng tư tưởng làm rõ quan niệm của giới trí thức Nho học Việt Nam lúc đó.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Tiếp nhận và truyền bá tư tưởng phương Tây ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX: Từ tri thức Nho học đến trí thức Tân học / Hoàng Minh Quân // Triết học. 2019. – Số 11, tr. 119–129.




Nghiên cứu hoạt động tiếp nhận và truyền bá tư tưởng phương Tây ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, dưới góc độ chủ thể tiếp nhận là trí thức Nho học và trí thức Tân học.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
4
Về hoạt động của một số trí thức ở Trung Kỳ đầu thế kỷ XX qua báo cáo của chính quyền thực dân / Trương Thị Dương // Nghiên cứu Lịch sử. Số 2/2017, tr. 53 - 58.




Nêu hoạt động của một số trí thức Nho học ở Trung Kỳ đầu thế kỷ XX, có ý nghĩa trong thời kỳ chuyển giao của lịch sử dân tộc khi chế độ phong kiến không còn đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, giai cấp vô sản chưa xuất hiện trên vũ đài chính trị, giai cấp tư sản chưa ra đời. Phong trào mang tính ôn hòa song có tác động khơi dậy tinh thần đấu tranh của nhân dân, đe dọa đến bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)