Dòng Nội dung
1
Bàn về khái niệm phát triển con người / Bùi Thị Phương Thùy // Triết học. Số 10/2015, tr. 87 - 92.




Tác giả nêu khái lược lịch sử các tư tưởng triết học, đặc biệt là triết học Mác và các quan điểm hiện đại trên thế giới về phát triển con người, qua đó, làm rõ thêm khái niệm phát triển con người với tư cách một mục tiêu phát triển chung ở Việt Nam hiện nay.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
3
Quan niệm về tự do của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác / Nguyễn Minh Hoàn // Triết học. 2018. - Số 10, tr. 19-26.




Nêu trong lịch sử tư tưởng triết học, dù các quan niệm về tự do được hiểu như một giá trị người, thành tố hình thành bản chất con người và giá trị đó ngày càng được khẳng định khi con người ngày càng thoát khỏi sự thống trị của vương quyền và thần quyền, song các quan điểm đó chỉ dừng lại trong lĩnh vực nhận thức. Trong quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, tự do không dừng ở nhận thức, quan trọng hơn cả là vấn đề thực tiễn. Theo đó, nhận thức cái tất yếu luôn phải dựa trên năng lực hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới để đạt được tự do thực sự của con người. Với các ông "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người".
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
4
Tư tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm về tự nhiên và cách ứng xử của con người với tự nhiên / Nguyễn Bá Cường // Triết học. Số 3/2016, tr. 58.




Nêu Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà tư tưởng lớn trong lịch sử Việt Nam thời trung đại. Tư tưởng của ông phản ánh sâu sắc nhiều phương diện của đời sống xã hội. Bài phân tích nội dung tư tưởng triết học của ông về tự nhiên, tập trung vào vấn đề nhận thức tự nhiên trong mối quan hệ với con người và phương cách ứng xử của con người với tự nhiên.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)