Dòng Nội dung
1
2
Mức độ thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh và sự khác biệt về nhân khẩu - xã hội / Nguyễn Thị Chính // Tâm lý học. Số 12/2017, tr. 88 - 99.




Nêu kết quả nghiên cứu 316 bà mẹ có con từ 0 - 6 tuổi cho thấy: Mức độ thích ứng của phụ nữ sau sinh với vai trò làm mẹ đạt mức khá cao; sự khác biệt lần sinh sau và thời gian sau sinh tạo sự khác biệt mức độ thích ứng của các bà mẹ; sự hài lòng với vai trò làm mẹ chịu tác động các yếu tố như trình độ học vấn, tính chất công việc, về bảo hiểm xã hội, chênh lệch độ tuổi tạo ra khác biệt về hành vi gắn kết.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Rối loạn lo âu ở phụ nữ bị bạo lực gia đình tại một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta / Nguyễn Thị Hoa // Tâm lý học. Số 8/2017, tr. 43 - 52.




Nêu kết quả nghiên cứu trên 469 phụ nữ bị bạo lực gia đình ở ba tỉnh Quảng Ninh, Hà Giang, Lào Cai cho thấy số phụ nữ bị bạo lực gia đình tham gia nghiên cứu có rối loạn lo âu chiếm tỷ lệ khá lớn, trong đó đa số bị lo âu ở mức nhẹ. Các nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình có mức sống, việc làm, mô hình sống (sống riêng hai vợ chồng hay sống chung với con) khác nhau có sự khác biệt rõ mức độ rối loạn lo âu. Phụ nữ bị bạo lực gia đình cần sự quan tâm hơn của chính quyền và các đoàn thể để giảm bớt khó khăn, bất lợi dẫn đến rối loạn lo âu.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
4
Trầm cảm ở phụ nữ Việt Nam / Đỗ Ngọc Khanh // Tâm lý học. Số 1(214)/2017, tr. 50 - 60.




Nêu kết quả nghiên cứu thấy tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ Việt Nam là 5,0%. Người sống ở nông thôn có nguy cơ cao hơn ở thành phố. Phụ nữ độ tuổi từ 30 - 50 có mức tràm cảm cao hơn so với phụ nữ dưới 30 tuổi và trên 50 tuổi. Những phụ nữ bị bạo hành có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn những phụ nữ không bị bạo hành. Thời gian kết hôn càng dài thì mức độ trầm cảm càng cao.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)