Dòng Nội dung
1
Các nước XHCN với việc tiếp nhận giáo dục và đào tạo lưu học sinh Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) / Nguyễn Thúy Quỳnh // Nghiên cứu Lịch sử. Số 11/2015, tr. 49 - 58.




Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ( 1954 - 1975), Việt Nam nhận được sự giúp đỡ to lớn từ các nước XHCN, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Âu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cán bộ.Thời hoàng kim của viện trợ giáo dục này có vai trò quan trọng giải quyết những khó khăn trước mắt về cán bộ phục vụ tái thiết đất nước và cuộc kháng chiến, góp phần đào tạo cán bộ chủ chốt các ngành sau hòa bình lập lại. Hiện nay nó vẫn còn có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của đất nước trong quá trình hội nhập.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Đặc điểm giáo dục đại học ở miền Bắc thời kỳ 1954 - 1975 / Ngô Văn Hà // Nghiên cứu Lịch sử. Số 11( 487)/2016, tr. 38 - 46.




Nêu những đặc điểm nổi bật của giáo dục miền Bắc giai đoạn 1954 - 1975: Xác lập , hình thành hệ thống giáo dục đại học theo mô hình các nước XHCN, chủ yếu là của Liên Xô; phát triển với tốc độ cao, đào tạo ra đội ngũ cán bộ chuyên môn trình độ đại học tương đối lớn, phục vụ sự nghiệp xây dựng hậu phương miền Bắc; trường học gắn với thực tiễn, trực tiếp phục vụ sản xuất và chiến đấu; giáo dục đại học chia hai giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc trưng rõ rệt.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Đại học Đông Dương trên hành trình khai phóng của dân tộc Việt Nam thời cận đại / Phạm Hồng Tung, Phạm Minh Thế // Nghiên cứu Lịch sử. Số 6/2016, tr. 3 - 10.




Đại học Đông Dương ra đời ngày 16/5/1906 tồn tại đến năm 1945, đào tạo được khoảng 3.000 sinh viên học tập và tốt nghiệp. Nhiều người trong số đó trở thành công chức, phục vụ chính quyền thuộc địa, nhiều người trở thành những lãnh đạo tài ba, kiệt xuất, kiên trung trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam cận đại như Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thái Học, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai, Nguyễn Đình Thi,... Tác giả đánh giá vị thế của nền giáo dục thuộc địa trong đó có Đại học Đông Dương trên hành trình khai phóng dân tộc thời cận đại và rút ra những bài học kinh nghiệm cho đổi mới và hội nhập giáo dục hiện nay.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
4
Giáo dục Pháp trong tiến trình giải thực dân tại Việt Nam (1945 - 1954): Từ quan niệm chính trị đến thực tế học đường / Nguyễn Thụy Phương // Nghiên cứu Lịch sử. Số 10/2016, tr. 52 - 65.




Nêu sự chuyển biến trong quan điểm tư tưởng của Pháp về giáo dục:Từ tư tưởng thực dân, đến tư tưởng hậu thực dân; những thực tế sôi động của học đường: người học tăng mạnh,tính đa dạng của hệ thống trường Pháp và việc đổi mới sư phạm. Trường Pháp đem lại cơ hội học hành, thăng tiến trong sự nghiệp và xã hội cho học sinh của mình khi họ không còn là những thân phận bị trị.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
5