Dòng Nội dung
1
Chúng ta đang nuôi dưỡng và thúc đẩy phẩm chất nào ở thanh niên? / Lê Văn Hảo // Tâm lý học. Số 2(215)/2017, tr. 23 - 35.




Nghiên cứu này có mục tiêu định hướng giá trị quan trọng liên quan đến hành vi ủng hộ xã hội mà cha mẹ và giáo viên đang truyền tải tới thanh niên. Nghiên cứu phát hiện ra rằng" quan tâm, chăm sóc người khác" không phải là ưu tiên hàng đầu của thanh niên Việt Nam và lại càng không phải là định hướng giá trị ưu tiên của cha mẹ và thầy cô dành cho thanh niên. Thông điệp số một mà đa số thầy cô giáo gửi cho thanh niên ( học sinh, sinh viên của họ) là thành đạt chứ không phải là quan tâm, chăm sóc.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Động cơ hành vi ủng hộ xã hội ở thanh niên Việt Nam / Đỗ Ngọc Khanh // Tâm lý học. Số 12/2015 , tr. 15 - 21.




Nghiên cứu này có mục tiêu tìm hiểu các động cơ của những hành vi ủng hộ xã hội (hành vi giúp đỡ, hành vi vị tha / nhân ái) ở thanh niên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nổi trội nhất là động cơ làm theo yêu cầu của người khác, sau đó đến động cơ vì lòng vị tha / vô tư, động cơ làm giảm cảm xúc tiêu cực / khó chịu, động cơ bị tác động bởi mức độ thảm khốc của tình huống, động cơ ẩn danh và thấp nhất là động cơ định hướng bản thân. Hành vi ủng hộ xã hội của thanh niên - ở một mức độ nào đó - phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi và nơi cư trú.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Hành vi ủng hộ xã hội của thanh thiếu niên Việt Nam / Đỗ Thị Lệ Hằng // Tâm lý học. Số 12/2015 , tr. 72 - 77.




Bài làm rõ hành vi ủng hộ xã hội của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay. So sánh sự khác biệt về hành vi ủng hộ xã hội theo các đặc trưng về giới tính, cấp học và khu vực sinh sống. Các tác giả xây dựng thang đo ủng hộ xã hội gồm 14 items và tiến hành khảo sát trên 994 học sinhTHPT và học sinh THCS thuộc 3 miền: Bắc, Trung , Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy thanh thiếu niên Việt Nam thực hiện hành vi ủng hộ xã hội chủ yếu dựa trên tính chất các mối quan hệ và sự nhường nhịn.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
4
Hành vi ủng hộ xã hội: sức mạnh của tình huống / Lê Văn Hảo // Tâm lý học. Số 2/2015, tr. 38 - 53.




Từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong tâm lý xã hội, bài bàn luận về sức mạnh của tình huống hay hoàn cảnh trong quá trình cân nhắc thực hiện hay không thực hiện các hành vi xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
5
Hành vi vị tha và hành vi ủng hộ xã hội: Các lý giải trong tâm lý học / Lê Văn Hảo, Knud S. Larsen // Tâm lý học. Số 1/2015, tr. 30 - 44.




Bài viết sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài: Hành vi ủng hộ xã hội ở thanh niên Việt Nam do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia tài trợ. Nội dung bàn về các lý giải ở các cấp độ và chiều cạnh khác nhau, cụ thể là thuyết trao đổi xã hội, thuyết về chuẩn mực xã hội và quan điểm tiến hóa. Ngoài ra, thấu cảm - có liên quan đến hành vi giúp đỡ trong rất nhiều tình huống - cũng được đề cập . Tâm lý học xã hội phải kết hợp sáng tạo quan điểm này thành một lý thuyết triết trung về hành vi vị tha và hành vi ủng hộ xã hội.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)