Dòng Nội dung
1
Công bằng xã hội về kinh tế và dân chủ hóa kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Duy Lợi // Triết học. Số 9/2016, tr. 40 - 46.




Nghiên cứu, phân tích thực trạng công bằng xã hội về kinh tế ở Hàn Quốc dựa trên 3 trụ cột chính: Trong tiếp cận các nguồn lực đầu vào cho tăng trưởng kinh tế gồm vốn, lao động, đất đai,...; trong thực hiện các quyền sản xuất, kinh doanh như thương quyền, quyền sản xuất, quyền xuất khẩu,...; trong phân phối của cải xã hội. Bài cũng xem xét dân chủ hóa kinh tế và phát triển kinh tế lồng ghép với yếu tố công bằng xã hội tại nước này, đưa ra bài học cho Việt Nam.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Thực hiện công bằng xã hội về kinh tế và dân chủ hóa kinh tế ở Việt Nam / Lê Hữu Ái // Triết học. Số 10(305)/2016, tr. 62 - 68.




Công bằng, dân chủ trong lĩnh vực kinh tế được xem là động lực thúc đẩy thực hiện mục tiêu:"Dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Quá trình thực hiện nhiệm vụ này gặp nhiều khó khăn là: Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã được xác lập nhưng còn nhiều bất cập trong nhận thức và hành động; cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa thật rõ ràng, chậm đổi mới; tệ tham nhũng và lợi ích nhóm làm biến dạng chính sách thực hiện công bằng xã hội và dân chủ hóa kinh tế; vấn đề thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của các tổ chức kinh tế - xã hội và các cá nhân trong chính sách phát triển kinh tế còn nhiều bất cập. Bài đề xuất hệ giải pháp khắc phục nhằm khắc phục các khó khăn trên.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)