Trình bày những nội dung cơ bản của môn học Luật Dân sự Việt Nam, gồm: khái niệm chung về Luật Dân sự Việt Nam; chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự; đại diện, thời hạn, thời hiệu; tài sản và quyền sở hữu; giao dịch dân sự và hợp đồng dân sự.
Trình bày những nội dung cơ bản của môn học Đại cương về nhà nước và pháp luật, gồm: đại cương về nhà nước, đại cương về pháp luật, hình thức pháp luật và hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật hành chính Việt Nam và tố tụng hành chính, pháp luật dân sự và tố tụng dân sự, pháp luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam,...
Trình bày những nội dung cơ bản của môn học Kinh tế học vĩ mô, gồm: nhập môn kinh tế học vĩ mô; mục tiêu và công cụ chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô; hạch toán tổng sản phẩm quốc dân; tổng cầu và chính sách tài khoá; tiền tệ và chính sách tiền tệ;...
Trình bày một số vấn đề chung của tố tụng hành chính Việt Nam. Phân tích những nội dung liên quan đến trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hành chính, gồm: khởi kiện và thụ lí vụ án hành chính; chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính; xét xử sơ thẩm vụ án hành chính; thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính; giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hành chính và thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;...
Trình bày những nội dung cơ bản của môn học Luật Thuế, gồm: một số vấn đề lí luận chung về thuế và pháp luật thuế; pháp luật thuế thu vào hàng hoá, dịch vụ; thuế thu vào thu nhập; thuế thu vào việc sử dụng, khai thác một số tài sản nhà nước và pháp luật về quản lí thuế.
Trình bày những nội dung cơ bản của môn học Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế, gồm: tài sản, chiếm hữu tài sản; quyền sở hữu tài sản; quyền khác đối với tài sản; bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bằng Luật Dân sự; những vấn đề chung về quyền thừa kế; thừa kế theo di chúc; thừa kế theo pháp luật; thanh toán nghĩa vụ tài sản, phân chia di sản.
Trình bày những nội dung cơ bản của môn học Tâm lí học đại cương, gồm: khái quát chung về tâm lí học; cơ sở tự nhiên và xã hội của sự hình thành tâm lí, ý thức; ý thức và chú ý; hoạt động nhận thức; ngôn ngữ và trí nhớ; xúc cảm, tình cảm; ý chí và hành động ý chí; nhân cách và các thuộc tính của nhân cách.
Trình bày những nội dung cơ bản của môn học Tư pháp quốc tế, gồm: tổng quan về Tư pháp quốc tế; chủ thể quan hệ pháp luật trong Tư pháp quốc tế; xung đột pháp luật; áp dụng pháp luật nước ngoài; thẩm quyền của Toà án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; uỷ thác tư pháp quốc tế; công nhận, cho thi hành bản án, quyết định nước ngoài tại Việt Nam;...
Trình bày những nội dung cơ bản của môn học Luật Sở hữu trí tuệ, gồm: khái quát về ngành luật sở hữu trí tuệ, quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Nghiên cứu các nội dung cơ bản của môn học Luật Ngân hàng, gồm: lí luận chung về ngân hàng và Luật Ngân hàng; địa vị pháp lí của ngân hàng nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng; pháp luật về quản lí nhà nước về tiền tệ và ngoại hối; pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng; pháp luật về dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Giới thiệu những nội dung cơ bản về Microsoft Word 2016, gồm: tổng quan về Microsoft Word; làm quen với OneDrive, tạo, lưu và chia sẻ tài liệu; điều hướng và tìm kiếm trong tài liệu; thao tác với bảng biểu; thêm các thành phần minh hoạ và đồ hoạ vào tài liệu; định dạng các trang và in tài liệu; kiểm soát tài liệu;...
Nghiên cứu các nội dung cơ bản của môn học Đại cương văn hoá Việt Nam, gồm: khái niệm về văn hoá và văn hoá học, khái quát về văn hoá Việt Nam, đặc trưng văn hoá truyền thống Việt Nam, văn hoá Việt Nam thống nhất trong đa dạng và văn hoá Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.
Trình bày nhập môn pháp luật thương mại hàng hoá và dịch vụ. Nghiên cứu các nội dung liên quan đến các hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, trung gian thương mại, xúc tiến thương mại, một số hoạt động thương mại khác và chế tài, khiếu nại trong thương mại.
Nghiên cứu những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kinh doanh quốc tế, gồm: khái quát về Luật Kinh doanh quốc tế, hợp đồng thương mại quốc tế, pháp luật về mua bán hàng hoá quốc tế, pháp luật vận tải quốc tế, pháp luật về nhượng quyền thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế, giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế.
Trình bày nhập môn về Luật Thương mại quốc tế. Nghiên cứu các nội dung của Luật Tổ chức thương mại thế giới, gồm: hệ thống thương mại đa phương GATT/WTO; các nguyên tắc cơ bản của Luật WTO; Luật WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ; Luật WTO trong lĩnh vực thương mại liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ; pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại; giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO.
Trình bày những quy định chung về Luật Dân sự, gồm: khái luận pháp luật dân sự Việt Nam, quan hệ pháp luật dân sự, cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác trong quan hệ pháp luật dân sự, đại diện, giao dịch dân sự, thời hạn và thời hiệu.
Nghiên cứu những nội dung cơ bản của môn học Tội phạm học, gồm: khái niệm tội phạm học và vị trí của tội phạm học trong hệ thống các khoa học, lịch sử các học thuyết tội phạm học trên thế giới, tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, nhân thân người phạm tội, phòng ngừa tội phạm, dự báo tình hình tội phạm và kế hoạch hoá hoạt động phòng ngừa tội phạm.
Nghiên cứu các vấn đề của Luật Quốc tế, gồm: luật về các tổ chức quốc tế liên chính phủ, pháp luật quốc tế về quyền con người, pháp luật hình sự quốc tế, pháp luật môi trường quốc tế, pháp luật kinh tế quốc tế, giải quyết tranh chấp trong Luật Quốc tế, trách nhiệm pháp lí quốc tế.
Nghiên cứu những vấn đề chung về Luật Quốc tế và các nội dung cụ thể liên quan đến nguồn của Luật Quốc tế, chủ thể của Luật Quốc tế, lãnh thổ và biên giới quốc gia, luật biển quốc tế, dân cư trong Luật Quốc tế, luật ngoại giao và lãnh sự.
Nghiên cứu về nhà nước và pháp luật Việt Nam qua các thời kì lịch sử, gồm: thời Hùng Vương với sự ra đời của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc; giai đoạn Bắc thuộc và chống Bắc thuộc (từ năm 179 TCN đến năm 938); giai đoạn Ngô - Đinh - Tiền - Lê (939 - 1009); giai đoạn Lý - Trần - Hồ (1010 - 1407); thời Lê Sơ; thế kỉ XV - XVIII; thời kì nội chiến phân liệt (thế kỉ XVI - XVIII); thời kì nhà Nguyễn (giai đoạn từ 1802 - 1884); thời Pháp thuộc (1858 - 1945).