Dòng Nội dung
1
Chứng minh trong lôgíc học Aristotle / Nguyễn Gia Thơ // Triết học. Số 3(310)/2017, tr. 47 - 54.




Bài viết đề cập vấn đề chứng minh trong lôgíc học Aristotle. Ông quan niệm đã là tri thức khoa học thì phải được chứng minh. Phương diện chứng minh cơ bản là tam đoạn luận, trong đó chứng minh bằng tam đoạn luận khoa học - tức là tìm ra, lý giải nguyên nhân của sự vật. Ông đề cập cấu trúc ba thành tố của chứng minh và đề cập một số đặc điểm của chứng minh, một số lỗi ngoài tam đoạn luận trong chứng minh.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Chuyển hóa tam đoạn luận trong lôgíc học Arixtốt / Nguyễn Anh Thơ // Triết học. Số 10/2015, tr. 59 - 65.




Nêu thủ pháp của Arixtốt dùng phán đoán đối lập (hoặc mâu thuẫn) với kết luận rồi kết hợp với một trong các tiền đề của tam đoạn đã cho nhằm bác bỏ tiền đề còn lại. Sự phân tích chỉ ra rằng, đối với các tam đoạn luận bộ phận (tức tam đoạn luận có kết luận là phán đoán bộ phận) thì để bác bỏ một trong các tiền đề không thể dùng phán đoán đối lập với kết luận, mà phải dùng phán đoán mâu thuẫn với kết luận kết hợp với một trong các tiền đề của tam đoạn luận đã cho nhằm rút ra kết luận mà nếu nó đúng, nó sẽ bác bỏ tiền đề còn lại.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
4
Khái niệm trong lôgic học của I.Kant / PGS. TS. // Triết học. Số 12/2017, tr. 46 - 52.




Tác giả phân tích một số quan điểm của I. Kant về khái niệm (trong lôgic học chung): Khái niệm với tư cách là một hình thức tư duy, nhận thức của con người. Đồng thời, chỉ ra một số khía cạnh trong nhận thức của Kant về dấu hiệu (cơ sở làm thành nội hàm khái niệm), định nghĩa khái niệm,... không đi theo đường hướng của lôgic truyền thống, vì bị chi phối bởi quan điểm duy tâm chủ quan và chủ nghĩa bất khả tri cũng như chủ nghĩa hình thức của ông.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
5