Dòng Nội dung
1
Cuộc tranh luận "tứ - thất" và ý nghĩa của nó trong lịch sử Tính lý học Hàn Quốc / Lương Mỹ Vân // Triết học. Số 6(313)/2017, tr. 76 - 83.




Nêu cuộc tranh luận "tứ - thất" diễn ra thế kỷ XVI đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao của Tính lý học Hàn Quốc. Chủ đề xoay quanh xem xét sự phát động của tứ đoan và thất tình, mối liên hệ giữa chúng và đến lý và khí,... Đây là vấn đề trung tâm của bản thể luận của Tính lý học. Thông qua tranh luận, nhiều khuynh hướng phát triển mới của Tính lý học Hàn Quốc xuất hiện. Tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến, nội dung của tranh luận sẽ góp phần hiểu sâu hơn Tính lý học Hàn Quốc thời này.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Đặc trưng triết học sự sống của Dương Minh học Hàn Quốc. /. 2 kỳ / Kim Sea Jeong ; Lương Mỹ Vân dịch ; Đào Vũ Vũ hiệu đính. // Triết học. Số 2/2015, tr. 54 - 62. ; Số 3/2015, tr. 43 - 51.




Hệ thống nội dung đặc trưng triết học sự sống của Dương Minh học Hàn Quốc, bao gồm: tư tưởng trọng thực chất, trọng sự sống của Choi Myong Gil; tư tưởng tôn trọng sự sống và tính chủ thể của Jeong Je Du cùng học phái Gang - Hwa và tư tưởng sự sống của Dương Minh học Hàn Quốc trong thời kỳ Hàn Mạt.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Kinh thư và cuộc luận tranh kim - cổ văn trong Lịch sử Nho học // Triết học. Số 9/2016, tr. 84 - 92.




Kinh thư, còn gọi là Thượng thư, là một kinh điển thuộc Ngũ kinh, có địa vị không thể thay thế trong hệ thống tư tưởng Nho giáo. Kinh thư cũng chính là kinh điển gặp rất nhiều thăng trầm trong quá trình hình thành, cũng như giữ địa vị trung tâm trong những tranh luận kim - cổ văn và tranh luận chân - ngụy. Những tranh luận xung quanh Kinh thư kéo dài từ thời Hán đến tận thời Cận đại, ắt hẳn có những nguyên nhân quan trọng không chỉ phụ thuộc vào nội dung của văn bản Kinh thư. Tác giả làm sáng tỏ quá trình tranh luận và ý nghĩa của nó qua bài viết.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
4
Quan niệm của Jeong Yak Yong về "tính" trong Luận ngữ cổ kim chú / Lương Mỹ Vân // Triết học. 2020. – Số 8, tr. 52-60.




Trình bày quan niệm của Jeong Yak Yong: phê phán chú giải của Chu Hi về "tính" trong Luận ngữ tập chú; phân tích "tính" trong Luận ngữ cổ kim chú theo cách lí giải của ông.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
5
Quan niệm về vương đạo và bá đạo trong lịch sử Nho học / Lương Mỹ Vân // Triết học. 2018. - Số 9, tr. 51-59.




Bài viết xem xét sự tiến triển quan điểm vương đạo và bá đạo trong lịch sử Nho học, trải qua các thời kỳ từ Nho giáo tiên Tần đến Tống Nho, cụ thể là từ sự xuất hiện của thuật ngữ "vương đạo" trong Kinh thư, qua các nhà tư tưởng tiên Tần, như Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử đến những luận bàn của Chu Tử. Trong một thời gian vài nghìn năm như vậy, khái niệm vương đạo và bá đạo cùng với thái độ của Nho học đối với vương đạo và bá đạo đã có những điểm thay đổi và cả những điểm không thay đổi. Qua những xem xét đó, có thể thấy được một số khía cạnh quan trọng mang tính bản chất của li luận chính trị Nho giáo.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)