Dòng Nội dung
1
Buôn bán vũ khí và trao đổi quân sự giữa Ayutthaya và Nhật Bản thế kỷ XV-XVII / Vũ Đức Liêm // Nghiên cứu Lịch sử. 2020. - Số 4, tr. 12-24.




Nghiên cứu lĩnh vực thương mại và cuộc cách mạng quân sự ở Đông Nam Á thế kỉ 15 đến 17, tập trung vào việc buôn bán thuốc súng, vũ khí, trao đổi quân sự và mối quan hệ giao thương giữa Nhật Bản - Thái Lan dưới vương triều Ayutthaya. Phân tích những tác động của cuộc cách mạng quân sự đến chính trị khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Nhà Tống, Đông Nam Á và sự rạn nứt của khung cảnh triều cống / Vũ Đức Liêm // Nghiên cứu Lịch sử. 2019. - Số 1, tr. 16 - 29.




Bài viết giới thiệu mô hình triều cống với mối quan hệ phức hợp giữa Trung Hoa với các chính thể như chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự. Sự thương mại tư nhân và các làn sóng di dân đầu tiên đến khu vực Đông Nam Á. Các sứ đoàn giả mạo, các thương nhân thực thụ từ Đông Nam Á đến Trung Hoa.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Phe phái, lợi ích nhóm và quyền lực ở Việt Nam đầu thế kỷ XIX / Dương Duy Bằng, Vũ Đức Liêm // Nghiên cứu Lịch sử, 2018. - Số 9, tr. 26-36.




Bài viết góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng cấu trúc chính trị và cân bằng phe phái mong manh tại triều đình Huế; trả lời câu hỏi về sự tương tác giữa các quan chức hàng đầu, nguyên nhân dẫn đến sự thù hận và động cơ của chúng; gợi mở phong cách điều hành chính sự của vua Gia Long, Minh Mệnh cũng như những cố gắng to lớn của họ nhằm củng cố nền hành chính tập quyền và thống nhất lãnh thổ.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
4
Việt Nam ở giao điểm của nghiên cứu khu vực và toàn cầu:Tri thức Đông Nam Á của người Việt và cách thức tiếp cận mới / Vũ Đức Liêm // Nghiên cứu Lịch sử. Số 1/2016, tr. 58 - 67.




Nêu và phân tích sự chuyển dịch địa chính trị toàn cầu ảnh hưởng đến triển vọng của nghiên cứu Khu vực học. Nghiên cứu khu vực ở Đông Nam Á đang phải đối mặt cũng như đề xuất cách tiếp cận mới cho Việt Nam; nghiên cứu Đông Nam Á ở Đông Nam Á, bởi người Đông Nam Á; Việt Nam ở giao điểm của nghiên cứu Khu vực và nghiên cứu Toàn cầu; tri thức " Đông Nam Á" của người Việt và thay đổi cách tiếp cận.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
5
Việt Nam trong Tiểu vùng sông Mê Công - Cho một dòng sông phát triển bền vững : sách tham khảo / Chủ biên: Vũ Đức Liêm, Ninh Xuân Thao ; Trần Ngọc Dũng … [et al.]

Hà Nội : Chính trị Quốc gia Sự thật, 2021
431 tr. : minh hoạ ; 24 cm.

Trình bày tổng quan về điều kiện tự nhiên và cư dân Tiểu vùng sông Mê Công. Nghiên cứu lịch sử của các nước Tiểu vùng sông Mê Công, vấn đề hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công và những nỗ lực của Việt Nam cho một dòng sông phát triển bền vững.
Đầu mục:4 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)