Dòng Nội dung
1
Án lệ và sử dụng án lệ trong đào tạo luật ở Việt Nam hiện nay : sách chuyên khảo / Nguyễn Bá Bình chủ biên ; Hoàng Xuân Châu ... [et al.]

Hà Nội : Tư pháp, 2019
315 tr. : minh họa ; 21 cm.

Trình bày những vấn đề cơ bản về án lệ ở các nước thuộc hệ thống thông luật, dân luật và ở Việt Nam. Nghiên cứu cơ sở lí luận, pháp lí của việc sử dụng án lệ trong đào tạo luật ở Việt Nam; tình hình sử dụng án lệ trong đào tạo luật ở một số nước trên thế giới, tại Trường Đại học Luật Hà Nội và một số cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam. Đề xuất giải pháp đối với việc sử dụng án lệ trong hoạt động đào tạo luật tại các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam.
Đầu mục:30 (Lượt lưu thông:9) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)

2
Các giải pháp tăng cường tính thực tiễn trong đào tạo cử nhân luật tại Trường Đại học Luật đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp : đề án khoa học cấp Bộ / Bộ Tư pháp. Viện Khoa học pháp lý ; Vũ Thị Lan Anh chủ nhiệm đề án ; Thư ký đề án: Vũ Văn Cương, Nguyễn Thị Bích Hồng ; Phan Chí Hiếu,... [et al.].

Hà Nội, 2014
398 tr. ; 28 cm.
Bộ Tư pháp.
Nghiên cứu những vấn đề lý luận nền tảng về đào tạo cử nhân luật và tính thực tiễn trong đào tạo cử nhân luật. Đánh giá thực trạng việc sử dụng các biện pháp nhằm đưa thực tiễn vào đào tạo cử nhân luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước có nền đào tạo luật mang tính thực tiễn cao như Mỹ, Úc trong việc tổ chức dạy-học và thực hành luật, đưa ra bài học kinh nghiệm và giải pháp có tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Đề xuất các giải pháp tăng cường tính thực tiễn trong đào tạo cử nhân luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
Đầu mục:1 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:2)

3
Cơ hội và thách thức của đào tạo đại học theo hình thức vừa làm, vừa học hiện nay / Nguyễn Đức Thuận // Quản lý nhà nước. 2019. - Số 2, tr. 50–53.
https://www.quanlynhanuoc.vn/2019/10/18/co-hoi-va-thach-thuc-cua-dao-tao-dai-hoc-theo-hinh-thuc-vua-lam-vua-hoc-hien-nay/



Phân tích cơ hội phát triển của đào tạo đại học theo hình thức vừa học vừa làm ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Chỉ ra những thách thức, định hướng phát triển cho loại hình đào tạo này.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)

4
Đại học Đông Dương trên hành trình khai phóng của dân tộc Việt Nam thời cận đại / Phạm Hồng Tung, Phạm Minh Thế // Nghiên cứu Lịch sử. Số 6/2016, tr. 3 - 10.




Đại học Đông Dương ra đời ngày 16/5/1906 tồn tại đến năm 1945, đào tạo được khoảng 3.000 sinh viên học tập và tốt nghiệp. Nhiều người trong số đó trở thành công chức, phục vụ chính quyền thuộc địa, nhiều người trở thành những lãnh đạo tài ba, kiệt xuất, kiên trung trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam cận đại như Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thái Học, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai, Nguyễn Đình Thi,... Tác giả đánh giá vị thế của nền giáo dục thuộc địa trong đó có Đại học Đông Dương trên hành trình khai phóng dân tộc thời cận đại và rút ra những bài học kinh nghiệm cho đổi mới và hội nhập giáo dục hiện nay.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
5
Đánh giá chất lượng đào tạo đại học qua phản hồi của sinh viên / Kim Hoàng Giang // Lý luận chính trị. Số 6/2015, tr. 54 - 58.
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dao-tao-boi-duong/item/1335-danh-gia-chat-chat-luong-dao-tao-dai-hoc-qua-phan-hoi-cua-sinh-vien.html



Bài nêu kết quả nghiên cứu theo mô hình lý thuyết SERVQUAL được áp dụng phân tích chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của sinh viên trong các trường đại học nước ta cho thấy thực trạng chất lượng đào tạo và đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở Việt Nam.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)