Dòng Nội dung
1
2
Góp phần tìm hiểu tư tưởng chính trị của Ngô Thì Nhậm / Doãn Chính, Nguyễn Thị Hồng Phương // Triết học. Số 1/2016, tr. 25 - 32.




Nêu Ngô Thì Nhậm là một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam thế kỷ XVIII. Tư tưởng đó được thể hiện qua các quan điểm mệnh trời và ý dân, lòng dân, thân dân; quan điểm về đạo làm vua và làm tôi; về phương pháp trị nước, về sử dụng hiền tài; quan điểm và khát vọng xây dựng một xã hội lý tưởng thanh bình, thịnh trị. Nếu bỏ qua những hạn chế do sự chế định của thời đại, tư tưởng chính trị của ông vẫn là những bài học thiết thực và bổ ích đối với nước ta hiện nay.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Tinh thần thân dân trong văn hóa chính trị phương Đông và Việt Nam truyền thống / Lâm Quốc Tuấn // Lý luận chính trị. Số 2/2016, tr. 34 - 38.
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/1713-tinh-than-than-dan-trong-van-hoa-chinh-tri-phuong-dong-va-viet-nam-truyen-thong.html



Nêu và phân tích tinh thần thân dân trong văn hóa chính trị truyền thống phương Đông trên quan điểm Khổng - Mạnh và tư tưởng thân dân trong văn hóa chính trị Việt Nam truyền thống từ vua Lý Công Uẩn đến Hồ Chí Minh.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)

4
Tư tưởng bảo vệ " Chính đạo" của Tự Đức trước thách thức của văn hóa phương Tây / Phan Thị Thu Hằng // Triết học. Số 4(311)/2017, tr. 56 - 63.




Trong lịch sử Nho giáo Việt Nam, nửa cuối thế kỷ XIX, vua Tự Đức lần nữa đánh dấu mốc trong việc tái lập vị thế chủ đạo của Nho giáo với tư cách bệ đỡ ý thức hệ cho vương triều Nguyễn và cho dân tộc Việt Nam. Nếu xem xét bối cảnh lịch sử cụ thể trong và ngoài nước, điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX thì có thể , tư tưởng bảo vệ "Chính đạo" ( Nho giáo) của ông vẫn chứa đựng những giá trị tích cực của nó. Trong điều kiện lúc đó chưa có cơ sở xã hội cho một hệ tư tưởng mới ra đời, Nho giáo vẫn được xem là sự lựa chọn khả dĩ nhất. Đặc biệt, do phải cọ xát, đối đầu với Công giáo và chủ nghĩa thực dân, các vua Nguyễn, trong đó có Tự Đức, đã phải nhận thức lại về " Chính đạo", góp phần khẳng định các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc học phương Đông trong quá trình tiếp xúc với văn hóa phương Tây.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
5
Tư tưởng chính trị của Marcus Tullius Cicero qua bàn về chính quyền / Vũ Mạnh Toàn // Triết học. Số 8/2017, tr. 68 - 74.




Bài viết làm rõ thân thế, sự nghiệp và phân tích những quan điểm chính trị của M.Cicero thể hiện ở các vấn đề ông bàn luận: Các hình thức nhà nước, các nguyên tắc vận hành của nhà nước, về chính quyền lý tưởng và chính trị gia mẫu mực...
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)