Dòng Nội dung
1
2
Tiền đề tư tưởng Nho giáo cho sự hình thành quan niệm "Tâm" của Nguyễn Bỉnh Khiêm / Vũ Thị Thảo // Triết học. Số 3/2016, tr. 79 - 84.




Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà trí thức Nho học, nhà hoạt động chính trị tiêu biểu Việt Nam thế kỷ XVI. Trong tư tưởng của ông, quan niệm về "Tâm" thể hiện sự chiêm nghiệm, suy tư về nhân tình thế thái rất rõ nét. Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên sâu, luận giải về quá trình tư tưởng này chưa được đề cập đầy đủ. Bài viết tập trung tình bày tiền đề tư tưởng Nho giáo - một trong những tiền đề cơ bản cho sự hình thành quan niệm về "Tâm" của ông.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Triết lý của Nguyễn Bỉnh Khiêm về đạo đức gia đình / Trần Nguyên Việt // Triết học. Số 2/2018, tr. 36 - 43.




Bài luận giải để khẳng định trong di sản tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm có một số bài thơ, văn chứa triết lý gia đình mang tính gia huấn. Triết lý đó dựa trên nguyên tắc đạo trung chính của Nho giáo; cần thiết phải trở về gốc rễ bản tính ban sơ của con người theo tinh thần tam giáo; chỉ ra một số giá trị và hạn chế trong triết lý đạo đức gia đình của ông với xã hội hiện đại.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
4
Triết lý nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua chữ "Nhàn" / Trần Thị Mỹ Duyên // Triết học. Số 9/2016, tr. 70 - 75.




Tác giả tập tìm hiểu chữ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn với nỗi lo cho đất nước khi ông đã từ quan về ở ẩn, qua đó thấy được quan niệm của ông về triết lý nhân sinh thể hiện qua việc "xuất xử".
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
5
Triết lý nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua chữ "Nhàn" / Trần Thị Mỹ Duyên // Triết học. Số 9/2016, tr. 76 - 83.




Chữ "Nhàn" được các nhà nho sử dụng để chỉ thú vui nhàn tản của mình với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Còn chữ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa là thú vui nhàn tản, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên, vừa là sự vận dụng hai chữ xuất xử của nhà nho vào thời ông. Bài tập trung tìm hiểu chữ "Nhàn" của ông gắn với nỗi lo đất nước, khi từ quan về ở ẩn, qua đó thấy được quan niệm của ông về triết lý nhân sinh thể hiện qua việc "xuất xử".
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)