Dòng Nội dung
1
Bài học lịch sử từ triết lý giáo dục của Phan Bội Châu / Phạm Thị Thanh Tuyền // Triết học. Số 10/2017, tr.87 - 92.




Nêu và phân tích giáo dục là một trong những vấn đề đặc sắc trong triết lý giáo dục của Phan Bội Châu. Nó ảnh hưởng lớn với xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu XX và là bài học thiết thực với thực tiễn xã hội hiện nay. Đó là bài học phải luôn đổi mới giáo dục về nội dung và phương pháp, và phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, phục vụ lợi ích dân tộc, nhân dân; chú ý giáo dục toàn diện con người, tạo những con người phát triển trí tuệ, năng lực chuyên môn, hoàn thiện nhân cách, phục vụ Tổ quốc..
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Giá trị nhân văn trong tư tưởng Phan Bội Châu / Nguyễn Anh Quốc, Trịnh Thị Kim Chi // Triết học. Số 5/2016, tr. 55 - 68.




Nêu trong tư tưởng Phan Bội Châu, giá trị nhân văn là một trong những vấn đề cốt lõi, gồm các nội dung: Quan điểm đề cao vai trò, địa vị, giá trị con người, nhân dân; lòng vị tha, nhân ái, thể hiện tình yêu đồng bào, giống nòi, Tổ quốc; quan điểm quan tâm đến giáo dục, phát triển hoàn thiện con người và quan điểm lý tưởng giải phóng dân tộc Việt Nam. Giá trị trên không chỉ góp phần làm phong phú, sâu sắc tinh thần và giá trị nhân văn truyền thống của dân tộc, thức tỉnh lòng yêu nước, tập hợp quần chúng đứng lên đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập cho dân tộc, tự do cho đất nước, hạnh phúc cho nhân dân.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Góp phần tìm hiểu triết lý giáo dục của Phan Bội Châu / Phạm Thị Thanh Tuyền // Triết học. Số 2(309)/2017, tr. 86 - 92.




Nêu Phan Bội Châu(1867 - 1940) là một trong những nhà tư tưởng lớn của Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Trong nội dung tư tưởng khá phong phú và sâu sắc của ông, vấn đề nổi bật có ý nghĩa thiết thực nhất, đó là triết lý giáo dục, thể hiện quan điểm về mục đích, đối tượng, nội dung, phương pháp giáo dục, cách tổ chức, quản lý giáo dục, thi cử, bồi dưỡng sử dụng nhân tài...Nếu bỏ qua những hạn chế do hoàn cảnh lịch sử quy định, triết lý giáo dục của ông vẫn là bài học lịch sử bổ ích trong công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo nước ta hiện nay.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
4
Khái quát tình hình nghiên cứu về Phan Bội Châu ở nước ngoài từ trước tới nay / Chương Thâu // Nghiên cứu Lịch sử. Số 12/2017, tr. 43 - 52.




Bài viết bước đầu khái quát thành tựu nghiên cứu về Cụ Phan Bội Châu ở nước ngoài, giúp ta hiểu thêm về tình yêu của các học giả quốc tế dành cho Cụ Phan Bội Châu.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
5
Phan Bội Châu và ba làn sóng Đông Du trong lịch sử quan hệ Việt Nam - Nhật Bản / Nguyễn Văn Khánh // Nghiên cứu Lịch sử. Số 1/2018, tr. 41 - 54.




Nêu và phân tích từ đầu thế kỷ XX đến nay, Nhật Bản đã đón ba làn sóng du học từ Việt Nam: lần đầu trong 4 năm từ 1905 - 1909; lần hai trong 10 năm từ đầu thập kỷ 40 đến đầu thập kỷ 50; lần ba từ thập niên 90 đến nay trên dưới 30 năm. Phong trào Đông Du đầu thế kỷ gắn liền vai trò và công lao của Phan Bội Châu và sự giúp đỡ của nhân dân Nhật, đặc biệt là bác sĩ Asaba Sakitaro. Thông qua hoạt động trên, góp phần đưa mối quan hệ Việt - Nhật thành mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện từ đầu thế kỷ XXI.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)