Dòng Nội dung
1
"Lấy dân làm gốc" trong triết lý bảo vệ tổ quốc Việt Nam / Phan Mạnh Toàn // Lý luận Chính trị. Số 3/2017, tr. 27 - 32.
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/2184-%E2%80%9Clay-dan-lam-goc%E2%80%9D-trong-triet-ly-bao-ve-to-quoc-viet-nam.html



Nêu và phân tích tư tưởng"Lấy dân làm gốc" đã trở thành nội dung cơ bản trong triết lý bảo vệ Tổ quốc Việt Nam truyền thống, một phương châm cơ bản chỉ đạo các cuộc kháng chiến chống xâm lược trong lịch sử Việt Nam. Tư tưởng đó được khái quát từ sự nhận diện chính xác về vai trò, sức mạnh to lớn của nhân dân trong đấu tranh dựng và giữ nước, kết hợp với kế thừa giá trị của các học thuyết bên ngoài du nhập. Đảng nhấn mạnh bài học: Đổi mới phải lấy dân làm gốc, vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng thế trận lòng dân, tạo nền tảng vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân là phương hướng, nhiệm vụ cơ bản, lâu dài của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)

2
Góp phần tìm hiểu quan điểm "thân dân" của Hồ Chí Minh / Nguyễn Phấn Đấu // Lịch sử Đảng. Số 12/2015, tr. 29 - 32.




Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu khái niệm: "Thân dân tức là phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Nói cách khác, tức là "tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc" ( lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ)". Đồng thời, Người khẳng định: "cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người". Để có lực lượng to lớn, mạnh mẽ làm nên thắng lợi của cách mạng, theo Người, phải nhận thấy được vị trí, vai trò, sức mạnh đoàn kết của nhân dân; phải có những chính sách "khoan thư sức dân"; Nhà nước phải ra sức chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Tinh thần thân dân trong văn hóa chính trị phương Đông và Việt Nam truyền thống / Lâm Quốc Tuấn // Lý luận chính trị. Số 2/2016, tr. 34 - 38.
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/1713-tinh-than-than-dan-trong-van-hoa-chinh-tri-phuong-dong-va-viet-nam-truyen-thong.html



Nêu và phân tích tinh thần thân dân trong văn hóa chính trị truyền thống phương Đông trên quan điểm Khổng - Mạnh và tư tưởng thân dân trong văn hóa chính trị Việt Nam truyền thống từ vua Lý Công Uẩn đến Hồ Chí Minh.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)

4
Tư tưởng thân dân trong Nho giáo Khổng - Mạnh: Giá trị và hạn chế / Hoàng Ngọc Thắng // Triết học. Số 8/2015, tr. 70 - 77.




Trên cơ sở phân tích tư tưởng thân dân của Nho giáo Khổng - Mạnh, bài viết chỉ ra những giá trị, hạn chế của tư tưởng đó. Những giá trị sâu sắc của tư tưởng này thể hiện ở chỗ" coi dân là gốc", "dân là quý nhất", từ đó Nho giáo Khổng - Mạnh chú trọng đến việc giáo hóa dân. Những hạn chế của tư tưởng thân dân biểu hiện ở thủ đoạn của nhà cầm quyền trong việc sai khiến dân và bảo vệ quyền thống trị lâu dài của các triều đại phong kiến.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)