Dòng Nội dung
1
Mức độ thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh và sự khác biệt về nhân khẩu - xã hội / Nguyễn Thị Chính // Tâm lý học. Số 12/2017, tr. 88 - 99.




Nêu kết quả nghiên cứu 316 bà mẹ có con từ 0 - 6 tuổi cho thấy: Mức độ thích ứng của phụ nữ sau sinh với vai trò làm mẹ đạt mức khá cao; sự khác biệt lần sinh sau và thời gian sau sinh tạo sự khác biệt mức độ thích ứng của các bà mẹ; sự hài lòng với vai trò làm mẹ chịu tác động các yếu tố như trình độ học vấn, tính chất công việc, về bảo hiểm xã hội, chênh lệch độ tuổi tạo ra khác biệt về hành vi gắn kết.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh và một số yếu tố ảnh hưởng / Trần Thị Minh Đức // Tâm lý học. Số 11/2015 , tr. 1 - 13.




Nêu một phần kết quả nghiên cứu đề tài : " Phụ nữ sau sinh - Những rối nhiễu tâm lý và các biện pháp hỗ trợ" do Đại học Quốc gia tài trợ, cho thấy một số yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ và mức độ trầm cảm ở phụ nữ sau sinh bao gồm: tình trạng sức khỏe của sản phụ và người thân; mối quan hệ hôn nhân; mức độ hiểu biết về mang thai và nuôi con; sự hỗ trợ sau sinh; đặc điểm của trẻ và sản phụ và ảnh hưởng từ kinh tế gia đình và việc làm.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Vai trò của tự đánh giá bản thân đối với rối loạn Stress sau sang chấn ở phụ nữ sau sinh / Bùi Thị Hồng Thái // Tâm lý học. Số 10/2015 , tr. 47 - 59.




Nêu kết quả của nghiên cứu của đề tài "Phụ nữ sau sinh - Những rối nhiễu tâm lý và các biện pháp hỗ trợ" do Đại học Quốc gia Hà Nội tài trợ. Trên cơ sở nghiên cứu 1134 sản phụ mới sinh trong vòng 12 tháng tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh bằng công cụ tự đánh giá bản thân cho thấy: Những sản phụ kinh tế sa sút, điều kiện hôn nhân không tốt, không có trợ giúp sau sinh sẽ càng tăng điểm rối loạn stress khi kết hợp với tự đánh giá bản thân ở mức độ thấp; các yếu tố này không trở thành nguy cơ đối với rối loạn stress khi sản phụ tự đánh giá bản thân ở mức chuẩn và mức cao.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)