Dòng Nội dung
1
Quan điểm về phân chia giai cấp và quyền lực chính trị của Platon trong tác phẩm Nền cộng hòa / Đinh Ngọc Thạch, Nguyễn Thị Thanh Thủy // Triết học. Số 9/2015, tr. 41 - 48.




Nêu và phân tích quan điểm phân chia giai cấp và phân tầng xã hội, quyền lực chính trị trong tác phẩm" Nền cộng hòa" của triết gia Hy Lạp cổ đại Platon. Đây là tác phẩm kinh điển về tư tưởng chính trị Hy Lạp cổ đại, phản ánh thời kỳ khủng hoảng của nền dân chủ chủ nô, cuộc đấu tranh của các lực lượng xã hội quanh quyền lực và thể chế chính trị, vấn đề mô hình nhà nước lý tưởng thay cho nhà nước đang tồn tại. Cuộc đấu tranh thể hiện trong lĩnh vực tư tưởng chính trị, triết học, pháp quyền, đạo đức và lan rộng sang các lĩnh vực khác.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông / Đinh Văn Chiến // Triết học. Số 8/2016, tr. 63 - 70.




Lê Thánh Tông là nhà tư tưởng lớn của Việt Nam giai đoạn nửa sau thế kỷ 15, là người có công lớn trong việc đưa triều Lê phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt: Chính trị, xã hội, kinh tế... Thông qua các tác phẩm chính, tiêu biểu như Quốc triều hình luật,... ta thấy tư tưởng, đặc biệt là tư tưởng chính trị, đã phản ánh nhiều mặt của đời sống nước ta lúc đó: Về quyền lực nhà vua, về ái dân, dưỡng dân, giáo dân, phương pháp trị nước, sử dụng hiền tài. Nếu bỏ qua những hạn chế do sự chế định của thời đại, những tư tưởng này vẫn là bài học lịch sử bổ ích trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN nước ta hiện nay.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)