Dòng Nội dung
1
Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục của trẻ em mắc chứng tự kỷ / Ngô Vĩnh Bạch Dương // Nghiên cứu lập pháp. Số 23/2017, tr. 23 - 32.
http://www.lapphap.vn/Pages/anpham/chitietanpham.aspx?ItemID=31



Trình bày cách nhận dạng trẻ mắc chứng tự kỷ. Luận giải về quyền tiếp cận giáo dục hòa nhập của trẻ tự kỷ và gợi mở những cách thức tuân thủ cam kết quốc tế phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)

2
Khó khăn tâm lý của cha mẹ có con tự kỷ / Vũ Thu Trang // Tâm lý học. Số 12/2015 , tr. 93 - 99.




Nêu quan niệm khác nhau về trẻ tự kỷ, tiếp cận tìm hiểu khó khăn tâm lý của cha mẹ có con tự kỷ, đưa ra khái niệm của các tác giả trong và ngoài nước về khó khăn tâm lý của cha mẹ có con tự kỷ. Xác định 4 mức độ khó khăn tâm lý của cha mẹ có con tự kỷ, chỉ ra các biểu hiện cụ thể từng mức độ, giúp nhà nghiên cứu nhận diện các khó khăn tâm lý ở cha mẹ có con tự kỷ.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Khó khăn trong tìm cách chữa trị cho con của cha mẹ có con tự kỷ / Dương Hải Hưng // Tâm lý học. Số 1(214)/2017, tr. 61 - 68.




Nêu kết quả khảo sát khó khăn của cha mẹ có con tự kỷ ở 6 tỉnh thành Việt Nam; cho thấy khó khăn của cha mẹ có con tự kỷ khá đa dạng: Tìm kiếm các nguồn cung cấp các tri thức về bệnh tự kỷ, hiểu biết những vấn đề liên quan, các cơ sở điều trị và giáo dục trẻ và sự hỗ trợ của những người xung quanh. Khó khăn lớn nhất là việc tìm hiểu về các cơ sở chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ và ít khó khăn nhất là việc tìm sự hỗ trợ của người xung quanh.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
4
Khó khăn về tình cảm và ứng xử của cha mẹ có con tự kỷ / Trần Quốc Thành, Dương Hải Hưng // Tâm lý học. Số 2/2017, tr. 45 - 55.




Bài trình bày kết quả nghiên cứu khó khăn về tình cảm và ứng xử của 1.000 cha/ mẹ có con tự kỷ ở 6 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Kết quả cho thấy, cha mẹ có con tự kỷ gặp nhiều khó khăn về tình cảm và hành vi ứng xử với con và những người xung quanh. Khi có con tự kỷ gặp nhiều khó khăn về tình cảm và hành vi ứng xử với con và những người xung quanh; nảy sinh tâm trạng buồn chán, tiêu cực, gặp khó khăn trong khắc phục các cảm xúc tiêu cực của bản thân; trong giải quyết cảm xúc tiêu cực của các thành viên gia đình, bạn bè và cộng đồng; trong chăm sóc, giáo dục con bị tự kỷ, trong quan hệ với các thành viên gia đình, trong giải quyết định kiến và kỳ thị của gia đình, bạn bè và cộng đồng với đứa con tự kỷ.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)