Dòng Nội dung
1
Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học - tôn giáo của Phật giáo nguyên thủy / Nguyễn Đức Diện // Triết học. Số 11/2015, tr. 41 - 46.




Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn của thế giới, đồng thời là một học thuyết triết học. Tuy nhiên, để hiểu những đặc trưng tôn giáo cũng như triết học của nó, trước nay ta thường gặp các công tình nghiên cứu mà ở đó hầu như mới chỉ trình bày chúng ở mặt hiện tượng. Bài viết tập trung làm rõ những đặc trưng tôn giáo và triết học của Phật giáo nguyên thủy khiến nó khác biệt với các tôn giáo khác mà ta quan tâm.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Về tư tưởng triết lý cơ bản của phật giáo nguyên thủy / Doãn Chính // Triết học. Số 7/2016, tr. 51 - 59.




Nêu Phật giáo là trào lưu triết học tôn giáo do Gautama Siddhattha ( khoảng 563 - 483 tr.CN ) sáng lập. Về thế giới quan, Phật giáo phủ nhận quan điểm Thượng đế hay Phạm thiên là lực lượng tối cao sáng tạo, chi phối thế giới, khẳng định vạn pháp là do nhân duyên tác động mà tồn tại, biến đổi "vô thường'', "vô ngã", qua hệ thống các phạm trù "nhân", "quả", "duyên","ngũ uẩn", "nghiệp", "luân hồi". Khái quát lại, thế giới ấy chính là "Tam pháp ấn" của Phật giáo , gồm "chư hành vô thường", "vạn pháp vô ngã" và " tính không" của vạn pháp. Trên cơ sở đó, về nhân sinh quan và luân lý đạo đức, Phật giáo chỉ ra nguồn gốc nỗi khổ của con người qua thuyết "Tứ diệu đế", " Thập nhị nhân duyên" và con đường, phương pháp tu luyện để xóa vô minh, diệt dục vọng, đạt tới" giác ngộ", " giải thoát" và "Niết bàn", qua " Bát chính đạo","Ngũ giới", "Lục độ", tức"Tam học" của Phật giáo, gồm "giới", "định", "tuệ".
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)