Dòng Nội dung
1
"Chương trình tổng hợp" môn lịch sử trong bậc học sơ trung ở Trung Quốc / Nguyễn Phùng Tám, Zhang Lu Jia // Nghiên cứu Lịch sử. Số 8/2016, tr. 70 - 81.




Nêu việc cải cách chương trình - sách giáo khoa môn lịch sử ở Trung Quốc trong đó có vấn đề "Tổng hợp - "Chương trình tổng hợp" là kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn độc lập này ở trường phổ thông giai đoạn tới, xứng tầm với hệ giá trị vốn có của hiện thực lịch sử và khoa học Lịch sử.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Trả lại vị thế môn Lịch sử trong nền giáo dục phổ thông Việt Nam / Phan Huy Lê // Lịch sử Đảng. Số 12/2016, tr. 54 - 57.




Nêu và phân tích nguy cơ xóa bỏ môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông hiện nay là một sai lầm, sẽ tạo ra lớp công dân chỉ biết lờ mờ, thậm chí sai về lịch sử dân tộc, không biết cội nguồn tổ tiên và những thành tựu dựng nước, giữ nước gian truân và hào hùng của cha ông, không kế thừa những truyền thống dân tộc..., thì làm sao có thể viết tiếp những trang sử xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay và mai sau. Môn Lịch sử trong nền giáo dục trước đây dù có mặt hạn chế và dù có sa sút gần đây, nhưng đã góp phần quan trọng đào tạo các thế hệ trẻ, tạo nên phẩm chất để họ hoàn thành trách nhiệm chiến đấu giành lại độc lập, thống nhất Tổ quốc và gánh vác nghĩa vụ xây dựng, bảo vệ đất nước. Từ nghiên cứu kinh nghiệm một số nước và của chính Việt Nam, tác giả khuyến nghị phải trả lại vị thế môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông với vị thế xứng đáng và đề xuất các vấn đề cho cải cách toàn bộ hệ thống môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông hiện nay.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)