Dòng Nội dung
1
Biểu hiện xúc cảm về định kiến giới đối với cán bộ nữ lãnh đạo / Nguyễn Thị Thu Hà // Tâm lý học. Số 4/2016 , tr. 28 - 38.




Nghiên cứu cho thấy những biểu hiện định kiến giới với cán bộ nữ lãnh đạo các cấp dưới cấp độ xúc cảm là khá đa dạng, những người tham gia khảo sát có định kiến giới với cán bộ nữ lãnh đạo các cấp chủ yếu ở mức trung bình và một số ở mức thấp. Tuy ở mức trung bình và thấp nhưng những khách thể được khảo sát có những cảm xúc âm tính, tiêu cực khi tiếp xúc, làm việc với nữ lãnh đạo.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Nghiên cứu tình yêu đôi lứa bằng thang đo của Sternberg / Trương Thị Khánh Hà // Tâm lý học. Số 11/2016, tr. 20 - 30.




Nêu kết quả nghiên cứu các mặt biểu hiện của tình yêu ở 347 người từ 25 đến 40 tuổi bằng thang đo tình yêu của Sternberg. Kết quả cho thấy sự cam kết trong tình yêu biểu hiện rõ nét nhất, tiếp theo là tình thân và cuối cùng là sự đam mê. Các mặt biểu hiện của tình yêu không ổn định mà thay đổi theo trạng thái mối quan hệ yêu đương nhưng chúng luôn tương quan chặt chẽ nhau. Những người đang hẹn hò và đã kết hôn có tình thân, sự đam mê và cam kết mạnh mẽ nhất. Các thành tố của tình yêu biểu hiện thấp nhất ở những người đã chia tay, đặc biệt là sự cam kết. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có thể sử dụng thang đo tình yêu của Sternberg trên các khách thể Việt Nam.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Rối loạn lo âu ở phụ nữ Việt Nam / Đỗ Ngọc Khánh, Bahr Weiss // Tâm lý học. Số 6/2016 , tr. 39 - 48.




Kết quả nghiên cứu thấy phụ nữ Việt Nam có rối loạn lo âu vừa và nặng ở mức tương đối cao và mức độ khác nhau giữa các nhóm có độ tuổi khác nhau: vùng, miền, tỉnh thành có tình trạng bạo hành gia đình và số năm kết hôn. Nhóm độ tuổi 40 - 50 ở thành phố có mức độ lo âu cao nhất; nhóm trẻ sống ở đô thị, ít bị bạo hành về thể chất, tinh thần và nhóm mới cưới mức độ lo âu thấp nhất.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
4
Thái độ của phụ nữ bị bạo lực gia đình đối với vấn đề sức khỏe tinh thần và các yếu tố nhân khẩu / Đỗ Ngọc Khanh // Tâm lý học. Số 11/2017, tr. 49 - 61.




Kết quả nghiên cứu thấy 13,3% số phụ nữ có thái độ tiêu cực với vấn đề sức khỏe tinh thần, biểu hiện tiêu cực nhất ở mặt nhận thức, sau đó đến mặt cảm xúc, cuối cùng là mặt hành vi. Những người trình độ học vấn thấp, kinh tế khó khăn, cao tuổi, người thiểu số, người có con, người kết hôn lâu năm có xu hướng có thái độ tiêu cực hơn với vấn đề sức khỏe tinh thần so với người trẻ, kinh tế khá, học vấn cao, nội trợ hay hưu trí.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)