Dòng Nội dung
1
Bảo đảm quyền tiếp cận công lý của nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Phương Nhung // Lý luận chính trị. 2019. - Số 4, tr. 90 - 96.
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/2905-bao-dam-quyen-tiep-can-cong-ly-cua-nhom-phu-nu-bi-bao-luc-gia-dinh-o-viet-nam-hien-nay.html



Bài viết trình bày sự cần thiết phải bảo đảm quyền được tiếp cận công lí của nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình. Trên cơ sở phân tích các rào cản về văn hóa truyền thống, nhận thức của cộng đồng, hệ thống pháp luật, bản thân người phụ nữ, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm quyền được tiếp cận công lí của nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)

2
Nhận thức của phụ nữ bị bạo lực gia đình về vấn đề sức khỏe tinh thần / Đỗ Ngọc Khanh // Tâm lý học. Số 12/2017, tr. 1 - 14.




Nêu kết quả nghiên cứu nhận thức của 248 phụ nữ bị bạo lực gia đình ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam về sức khỏe tinh thần bằng phương pháp phỏng vấn sâu, điều tra trắc nghiệm cho thấy phụ nữ bị bạo lực gia đình hiểu về sức khỏe tinh thần là tốt, nhưng còn nhiều hạn chế trong phân biệt các triệu chứng nguyên nhân, tác hại của sức khỏe tinh thần. Tỷ lệ tương đối cao phụ nữ bị bạo lực gia đình tin rằng có thể cải thiện được các vấn đề trên. Nhận thức của phụ nữ các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta tốt hơn so với người Ấn Độ và Campuchia nhưng thấp hơn người Nhật và Úc.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Rối loạn lo âu ở phụ nữ bị bạo lực gia đình tại một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta / Nguyễn Thị Hoa // Tâm lý học. Số 8/2017, tr. 43 - 52.




Nêu kết quả nghiên cứu trên 469 phụ nữ bị bạo lực gia đình ở ba tỉnh Quảng Ninh, Hà Giang, Lào Cai cho thấy số phụ nữ bị bạo lực gia đình tham gia nghiên cứu có rối loạn lo âu chiếm tỷ lệ khá lớn, trong đó đa số bị lo âu ở mức nhẹ. Các nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình có mức sống, việc làm, mô hình sống (sống riêng hai vợ chồng hay sống chung với con) khác nhau có sự khác biệt rõ mức độ rối loạn lo âu. Phụ nữ bị bạo lực gia đình cần sự quan tâm hơn của chính quyền và các đoàn thể để giảm bớt khó khăn, bất lợi dẫn đến rối loạn lo âu.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
4
Stress ở phụ nữ bị bạo lực gia đình tại một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta / Nguyễn Thị Hoa // Tâm lý học. Số 4/2018, tr. 31 - 40.




Nêu kết quả nghiên cứu qua phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi trên 496 phụ nữ bị bạo lực gia đình một số tỉnh miền núi phía Bắc tháng 6 -7/2015 thấy: 40,5% phụ nữ trong mẫu nghiên cứu bị stress; có sự khác biệt về mức độ stress ở một số nhóm phụ nữ có tuổi, mức sống, trình độ học vấn khác nhau.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
5
Sự hài lòng với cuộc sống gia đình của phụ nữ bị bạo lực gia đình / Nguyễn Thị Hoa // Tâm lý học. Số 8/2016 , tr. 34 - 44.




Nêu sự hài lòng với cuộc sống gia đình của phụ nữ bị bạo lực gia đình là trạng thái cảm xúc thể hiện kết quả đánh giá chung của họ về cuộc sống gia đình. Nhìn chung,nhóm nữ trả lời bảng hỏi nghiên cứu khá hài lòng với cuộc sống gia đình họ. Nhóm không bị bạo lực gia đình hài lòng với cuộc sống gia đình hơn nhóm bị bạo lực nói chung và nhóm bị một hay hai loại bạo lực nói riêng. Giữa các nhóm có sự khác biệt rõ về sự hài lòng với cuộc sống gia đình.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)