Dòng Nội dung
1
"Lấy dân làm gốc" trong triết lý bảo vệ tổ quốc Việt Nam / Phan Mạnh Toàn // Lý luận Chính trị. Số 3/2017, tr. 27 - 32.
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/2184-%E2%80%9Clay-dan-lam-goc%E2%80%9D-trong-triet-ly-bao-ve-to-quoc-viet-nam.html



Nêu và phân tích tư tưởng"Lấy dân làm gốc" đã trở thành nội dung cơ bản trong triết lý bảo vệ Tổ quốc Việt Nam truyền thống, một phương châm cơ bản chỉ đạo các cuộc kháng chiến chống xâm lược trong lịch sử Việt Nam. Tư tưởng đó được khái quát từ sự nhận diện chính xác về vai trò, sức mạnh to lớn của nhân dân trong đấu tranh dựng và giữ nước, kết hợp với kế thừa giá trị của các học thuyết bên ngoài du nhập. Đảng nhấn mạnh bài học: Đổi mới phải lấy dân làm gốc, vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng thế trận lòng dân, tạo nền tảng vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân là phương hướng, nhiệm vụ cơ bản, lâu dài của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)

2
Bài học lấy dân làm gốc / Hoàng Thu Hương // Xây dựng Đảng. Số 9/2018, tr. 4 - 6.




Nêu và chứng minh tư tưởng lấy dân làm gốc là bài học truyền thống hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của Việt Nam. Lịch sử phong kiến Việt Nam chứng minh triều đại nào biết dựa vào dân, quan tâm, chăm lo đời sống của nhân dân thì thịnh trị, ngược lại sẽ suy vong, dễ bị ngoại xâm, mất nước. Thời Lê sơ (1428-1527), bài học này được thực thi sâu sắc. Phát huy truyền thống cha ông, quan điểm lấy dân làm gốc được Đảng ta thực hiện suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Từ quan điểm quần chúng của Hồ Chí Minh, bàn về bài học"lấy dân làm gốc" / Trần Hậu // Triết học. Số 1(308)/2017, tr. 10 - 16.




Nêu vấn đề thực hành dân chủ đã được nghiên cứu nhiều. Trong thực tế, việc thực hành dân chủ tuy có tiến bộ nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. Bài học "lấy dân làm gốc" vẫn là bài học có ý nghĩa thiết thực hiện nay đối với việc tăng cường mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Để lấy dân làm gốc, phải bắt đầu từ việc thấu triệt quan điểm quần chúng trong tư tưởng Hồ Chí Minh và thực hiện ngay những việc tưởng như đã cũ nhưng lại luôn luôn mới, đó là làm sao để"dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" trong sự vận hành của cơ chế dân chủ: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Bài viết luận giải những nhận thức về ý tưởng trên.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
4
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về " lấy dân làm gốc" / Nguyễn Đăng Tuyên // Tổ chức nhà nước. Số 7/2017, tr. 40 - 43.




Nêu phát huy quyền làm chủ của nhân dân là một trong những nội dung cơ bản của tư tưởng " lấy dân làm gốc" và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đại hội 12 của Đảng rút ra 5 bài học quan trọng trong đó có bài học: "Đổi mới phải quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc".
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)