Dòng Nội dung
1
Huỳnh Thúc Kháng - Võ Nguyên Giáp sự gặp gỡ của hai nhân cách văn hóa cao đẹp / Lê Thị Thu Hồng // Lịch sử Đảng. Số 9/2016, tr. 65 - 70.




Nêu sự gặp gỡ và gắn bó giữa Huỳnh Thúc Kháng và Võ Nguyên giáp trong lịch sử cách mạng Việt Nam là điển hình cho mối nhân duyên giữa hai người yêu nước, hai nhân cách đạo đức cao đẹp, đều xuất thân từ các vùng quê miền Trung. Dưới ánh sáng và sức hấp dẫn của nhân cách văn hóa Nguyễn Ái Quốc, họ đều cùng nhau hướng đến lý tưởng cách mạng cao cả, sẵn sàng hy sinh, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, đồng bào.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Huỳnh Thúc Kháng một tấm gương sáng muôn đời / Bùi Đình Phong // Lịch sử Đảng, Số 9/2016, tr. 53 - 58.




Nêu thân thế sự nghiệp và cống hiến to lớn của cụ Huỳnh Thúc Kháng cho Tổ quốc. Cụ là "gạch nối" gắn kết phong trào yêu nước của thế hệ các chiến sĩ Duy Tân với phong trào cách mạng Việt Nam, là tấm gương sáng cho hôm nay và mai sau học tập noi theo.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Huỳnh Thúc Kháng trên cương vị Quyền Chủ tịch Chính phủ / Mạch Quang Thắng // Lịch sử Đảng. Số 10/2018, tr. 8 - 12.




Nêu ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 82/SL cử Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng giữ quyền Chủ tịch nước, thay Hồ Chí Minh ký những công văn thường ngày và chủ tọa Hội đồng Chính phủ. Việc này thể hiện nhất quán trong quan điểm đại đoàn kết toàn dân tộc, cũng như quan điểm trọng dụng người hiền tài của Hồ Chí Minh.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
4
Huỳnh Thúc Kháng với việc phá án phố Ôn Như Hầu ở Hà Nội, năm 1946 / Nguyễn Bình Ban // Lịch sử Đảng. Số 10/2016, tr. 13 - 16.




Nêu cuối tháng 5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường sang Pháp và ủy nhiệm cụ Huỳnh Thúc Kháng làm Quyền Chủ tịch Chính phủ. Cụ Huỳnh đã góp phần to lớn trong bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xã hội, giữ vững chính quyền dân chủ nhân dân qua chỉ đạo lực lương công an phá vụ án ở số 7 Ôn Như Hầu do các phần tử phản động trong Việt Nam Quốc dân đảng chủ mưu câu kết với thực dân Pháp.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
5
Từ sự nghiệp Huỳnh Thúc Kháng suy nghĩ thêm về phương cách dùng người của Hồ Chí Minh / Nguyễn Ngọc Hà // Lịch sử Đảng. Số 9/2016, tr. 20 - 23.




Nêu ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng "tìm người tài đức" ra gánh vác, chung vai xây dựng chế độ mới. Bước ngoặt quyết định trong sự nghiệp của Huỳnh Thúc Kháng sau năm 1945 là một trong những bài học lịch sử vô giá về phương sách trọng dụng nhân tài của Hồ Chí Minh.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)