Chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4, Ngày Sách và Bản quyền Thế giới 23/4, sáng ngày 15/4/2025, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2025.

Lãnh đạo Nhà trường, khách mời và BTC Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cùng nhau chụp ảnh lưu niệm tại chương trình.
Đến tham dự với chương trình ông Đỗ Tiến Dũng, Phó giám đốc Trung tâm phát hành Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật; ông Nguyễn Văn Quang - Trưởng phòng Truyền thông - Phát hành, Nhà xuất bản Tư pháp; bà Đặng Thị Hiền - Đại diện nhà sách Dân Hiền; bà Đoàn Quỳnh Dung, Phó cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; ông Nguyễn Huy Chương, Chủ tịch Ban chấp hành Liên chi hội Thư viện đại học, cao đẳng khu vực phía Bắc.
Về phía lãnh đạo đến từ một số Thư viện đại học tại Hà Nội có sự tham dự của TS. Lê Thị Thành Huế, Giám đốc Thư viện Trường Đại học Hà Nội; TS. Đỗ Xuân Đán, Giám đốc Trung tâm Thông tin thư viện, Trường Đại học Lao động Xã hội; TS. Phạm Quang Quyền, Phó bí thư phụ trách trung tâm Thông tin-thư viện, Học viện hành chính và quản trị công; bà Nguyễn Thị Lệ Hải, Phó Giám đốc, Thư viện Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
Về phía trường Đại học Luật Hà Nội có PGS. TS Tô Văn Hòa, Phó Hiệu trưởng; ThS. Phạm Văn Hạnh, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Thư viện cùng sự có mặt của lãnh đạo các đơn vị, các cán bộ, giảng viên và sinh viên, anh chị học viên là những bạn đọc quen thuộc.
Phát biểu khai mạc, PGS. TS Tô Văn Hoà - Phó hiệu trưởng Nhà trường cho biết, Nhà trường luôn coi Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam là một trong những hoạt động thường niên đầy ý nghĩa, được duy trì và lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng sinh viên và cán bộ, giảng viên Nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị bền vững của sách và văn hóa đọc, chúng ta cũng đang phải đối mặt với một thực tế không khỏi đáng lo ngại - đó là sự suy giảm thói quen và văn hóa đọc, đặc biệt trong thế hệ trẻ, khi mà các phương tiện giải trí điện tử đang ngày càng phát triến mạnh mẽ và hấp dẫn.
Theo các khảo sát gần đây, mức độ đọc sách trung bình của người Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn so với nhiều quốc gia trên thế giới. Đây thực sự là một thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của văn hóa đọc và rộng hơn là đối với nền tảng tri thức, tư duy độc lập, sáng tạo của xã hội chúng ta trong tương lai. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm khuyến khích và phát triển văn hóa đọc. Nhiều chương trình, dự án đã được triển khai như Đề án "Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030", phong trào xây dựng tủ sách gia đình, tủ sách lớp học, tủ sách cộng đồng, các hoạt động tặng sách cho vùng sâu, vùng xa, các lễ hội, hội chợ sách...

PGS. TS Tô Văn Hoà - Phó hiệu trưởng Nhà trường phát biểu khai mạc.
Nhưng để xây dựng được một xã hội đọc thực sự, không chỉ cần đến những chính sách và sự hỗ trợ của Nhà nước, mà quan trọng hơn cả là sự nỗ lực của mỗi người trong chúng ta - từ gia đình, nhà trường, cho đến mỗi cá nhân, mỗi sinh viên hôm nay và công dân trong tương lai. Đặc biệt, trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khi công nghệ số đang làm thay đổi mạnh mẽ cách chúng ta tiếp cận tri thức, việc phát triển văn hóa đọc cũng cần được tiếp cận theo những cách làm mới, hiện đại hơn. Bên cạnh việc giữ gìn tình yêu với những cuốn sách giấy truyền thống, chúng ta cũng cần khuyến khích việc đọc sách điện tử, sách nói, khai thác các nền tảng học liệu số... để việc đọc trở nên gần gũi, thuận tiện và phù hợp hơn với thói quen, điều kiện học tập của thế hệ trẻ. Sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội hôm nay không chỉ là những người đang học luật, mà còn là những người sẽ mang luật vào đời sông, vì sự công bằng, vì lý tưởng thượng tôn pháp luật, vì một xã hội nhân văn và tiến bộ.
Phó Hiệu trưởng Tô Văn Hòa mong rằng, ngoài việc đọc sách chuyên ngành, các em sẽ dành thời gian để đọc thêm những cuốn sách về lịch sử, văn hóa, triết học, tư tưởng, văn học... Vì đó chính là hành trang quan trọng không kém để các em hiểu sâu hơn về con người, về xã hội và hoàn thiện tư duy nghề nghiệp của bản thân. PGS.TS Tô Văn Hòa tin rằng, Trường Đại học Luật Hà Nội không chỉ là nơi đào tạo những người giỏi nghề, giỏi pháp luật, mà còn là nơi vun đắp nên những con người tử tế, hiểu đời, yêu tri thức và sống có trách nhiệm.
Nhân dịp này, các nhà xuất bản, nhà sách có món quà gửi tặng cho Trường và cũng để cảm ơn các nhà xuất bản, nhà sách đã nhiệt tình tham gia chương trình để góp phần để tổ chức ngày hội sách của Trường thêm long trọng, Nhà trường gửi tặng món quà cho các nhà sách, nhà xuất bản.


Ông Đỗ Tiến Dũng - phó Giám đốc Trung tâm sách Quốc gia - NXB Chính trị quốc gia Sự thật tặng sách cho Trường và PGS. TS Tô Văn Hòa - Phó Hiệu trưởng Nhà trường tặng quà cho đại diện nhà xuất bản.



Ông Nguyễn Văn Quang, Trưởng phòng Truyền thông - Phát hành, NXB Tư pháp lên tặng cây và sách cho Trường và PGS. Tiến Sĩ Tô Văn Hòa trường tặng quà cho đại diện nhà xuất bản.


Bà Đặng Thị Hiền - Đại diện nhà sách Dân Hiền lên tặng quà cho Trường và PGS. TS Tô Văn Hòa - Phó Hiệu trưởng tặng quà cho đại diện nhà sách Dân Hiền.

PGS. TS Tô Văn Hòa - Phó Hiệu trưởng, ThS. Phạm Văn Hạnh, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Thư viện tặng quà cho bà Đoàn Quỳnh Dung, Phó cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và TS. Nguyễn Huy Chương, Chủ tịch Ban chấp hành Liên chi Hội thư viện đại học, cao đẳng phía Bắc.
Đến với ngày hội sách hôm nay, các tác giả là giảng viên của Trường cũng có những món quà quý là những tác phẩm do tác giả sáng tạo ra dành trao tặng cho Trường. PGS. TS Nguyễn Thị Nga là chủ biên và đại diện nhóm tác giả tặng cuốn Giới thiệu tác phẩm: “Chỉ dẫn áp dụng Luật Đất đai năm 2024”, “Pháp luật về chuyển nhượng, góp vốn các dự án bất động sản”; “Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam, thực trạng và hướng hoàn thiện” và PGS. TS. Nguyễn Thị Dung là chủ biên và đại diện nhóm tác giả tặng cuốn Giới thiệu tác phẩm “Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư những vấn đề pháp lý cơ bản”.

PGS. TS Nguyễn Thị Nga tặng sách cho Nhà trường.

PGS. TS. Nguyễn Thị Dung tặng sách cho Nhà trường.
Trong sự phát triển của thư viện, ngoài sự quan tâm của Đảng ủy, Hội đồng trường, Ban giám hiệu, sự ủng hộ của các thầy cô không thể không kể đến sự đóng góp tích cự của Câu lạc bộ thư viện trẻ, trong đó có sự đóng góp của các thành viên tiêu biểu.

PGS. TS Tô Văn Hòa - Phó Hiệu trưởng trao tặng giấy khen cho các thầy cô và các em sinh viên.

ThS. Phạm Văn Hạnh, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Thư viện trao giấy chứng nhận để ghi nhận những bạn đọc tích cực sử dụng các dịch vụ của Thư viện.
Bên cạnh đó, chương trình "Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam” hằng năm còn có chuyên mục Giao lưu cùng với tác giả, tác phẩm. Đây được xem là hoạt động có ý nghĩa nhằm hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam, thông qua đó, chuyên mục này sẽ gắn kết giữa tác giả, tác phẩm đến gần hơn với bạn đọc. chuyên mục Giao lưu cùng với tác giả, tác phẩm năm nay có sự góp mặt của PGS. TS. Nguyễn Thị Nga với tác phẩm: Chỉ dẫn áp dụng Luật Đất đai năm 2024” và tác giả Nguyễn Bông Mai với tác phẩm: “Du khảo: Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam”.


PGS. TS. Nguyễn Thị Nga và tác giả Bông Mai chia sẻ về tác phẩm của mình.