Lịch sử Việt Nam: truyền thống và hiện đại

 Description: Kết quả hình ảnh cho lịch sá»­ việt nam truyền thống và hiện đại

     

 

       Tác giả: Vũ Minh Giang

       Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

       Năm xuất bản: 2018

  Địa chỉ tài liệu: Phòng đọc 1, Phòng mượn 2 - Giá Lịch sử.

                                    

Việt Nam là quốc gia có bề dày lịch sử với hơn 4000 năm xây dựng và phát triển. Nghiên cứu những giá trị truyền thống của cha ông để kế thừa và phát huy cho phù hợp với sự phát triển của xã hội trong thời kì đẩy mạnh hội nhập quốc tế đang là một yêu cầu cấp bách.

Cuốn sách Lịch sử Việt Nam: truyền thống và hiện đại” của tác giả Vũ Minh Giang gồm 4 phần, nghiên cứu lịch sử Việt Nam trong mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, giữa lịch sử và văn hóa, nhận thức lịch sử từ phương pháp tiếp cận mới và nhìn nhận lại về một số nhân vật lịch sử.

Phần 1. Truyền thống và hiện đại: Nội dung, biểu hiện của truyền thống Việt Nam; chủ nghĩa yêu nước; bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống trong đời sống xã hội hiện nay; quan hệ giữa các yếu tố truyền thống với hệ thống chính trị trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội; căn cứ khoa học về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Phần 2. Lịch sử và văn hóa: Vấn đề ruộng đất, nông nghiệp và nông dân ở các khía cạnh sở hữu, tập quán quản lí và phân phối ruộng đất, mô hình sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ quá độ. Vấn đề xã hội và thể chế, nghiên cứu pháp luật với xã hội từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII, thiết chế làng xã cổ truyền với quá trình dân chủ hóa,…  Một số vấn đề của lịch sử cần làm sáng tỏ như so sánh văn hóa Đông Á và Đông Nam Á - trường hợp Việt Nam và Nhật Bản, trang bị vũ khí của nghĩa quân Tây Sơn trong chiến dịch Ngọc Hồi - Đống Đa,…

Phần 3. Nhận thức lịch sử từ một số phương pháp tiếp cận mới: Yêu cầu hiện đại hóa phương pháp nghiên cứu lịch sử, đề xuất một số phương pháp tiếp cận mới như phân tích định lượng, phương pháp nghiên cứu so sánh, kĩ thuật nghiên cứu vùng,… Một số suy nghĩ về tài năng trẻ trong lịch sử Việt Nam, khu vực học với nghiên cứu phương Đông, về niên đại bản “Nội các quan bản” của sách Đại Việt sử kí toàn thư,…

Phần 4. Nhìn nhận lại một số nhân vật lịch sử: Quan điểm của tác giả về một số nhân vật lịch sử: Lí Công Uẩn, Lí Nghĩa Mẫn, Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông,  Đào Duy Từ, Quang Trung, Đặng Tiến Đông.

Sách là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc muốn nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử Việt Nam.

Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc!