Chủ nghĩa xã hội Việt Nam: Lôgíc - Đổi mới và phát triển

Tác giả: TS. Nhị Lê

Nhà xuất bản: NXB  Chính trị Quốc gia Sự thật

Năm xuất bản: 2021

Địa chỉ tài liệu: Phòng đọc 1 – Giá Nguyên lý Mác – Lênin

Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã trải qua hai cuộc chiến tranh, luôn kiên định với con đường xã hội chủ nghĩa, đổi mới toàn diện đất nước, vị thế và uy tín ngày càng cao trên trường quốc tế. Cuốn sách “Chủ nghĩa xã hội Việt Nam: Lôgíc– Đổi mới và phát triển” của tác giả Nhị Lê mang đến cái nhìn toàn diện, biện chứng, mới mẻ về con đường chủ nghĩa xã hội trong quá trình nỗ lực thực hiện thành công những quyết sách của Đại hội XIII của Đảng. Đồng thời góp phần phát triển lý luận về đổi mới tầm nhìn vĩ mô, định vị chiến lược quốc gia,… phát triển đất nước tầm nhìn 2030 - 2045.

Sách tập hợp những công trình nghiên cứu đã công bố trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng của tác giả, gồm 4 phần:

Phần thứ nhất “Chủ nghĩa xã hội Việt Nam: Tất yếu lịch sử và tầm nhìn viễn kiến”: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường Bác Hồ và cả dân tộc đã chọn. Đó là một tất yếu khách quan, phù hợp với sự vận động của cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại: định vị chiến lược quốc gia trong thế giới đương đại; với khát vọng xây dựng thương hiệu, sức mạnh, uy tín quốc gia; đổi mới quan hệ giữa tầm nhìn chiến lược với quyết sách sách lược; tiếp tục phát triển con đường chủ nghĩa xã hội Việt Nam; vì độc lập, tự do, thống nhất, hùng cường.

Phần thứ hai “Thực tiễn – Thời cơ, thách thức và triển vọng Việt Nam xã hội chủ nghĩa”: Rút kinh nghiệm từ thất bại của Liên Xô và Đông Âu, Việt Nam tiến hành đổi mới toàn diện từ tư duy, mở rộng tầm nhìn; cải cách, đổi mới có nguyên tắc; định hướng phát triển, định vị chiến lược, quyết sách độc lập, sáng tạo, hợp thời; nắm vững những gì đang có, tạo đột phát làm chuyển động toàn cục; tiếp tục phát triển lý luận, đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn xây dựng xã hội chủ nghĩa. Về kinh tế, tiến hành đổi mới và kiến tạo nền kinh tế quốc gia; xây dựng phát triển kinh tế đột phá về tư duy mở, đổi mới thể chế. Tác giả đã trả lời cho câu hỏi: Làm gì để nền kinh tế đột phá? Đó là: lấy kinh tế biển gắn với kinh tế nông nghiệp; chỉnh đốn tổng thể doanh nghiệp nhà nước; xác định đúng vai trò của kinh tế tư nhân, lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo, kinh tế tư nhân làm động lực; cải cách tổng thể, đồng bộ, hiện đại hoá hạ tầng, đổi mới quan hệ chính trị và kỹ trị; phát triển văn hoá, xã hội hài hoà với kinh tế, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội; có cơ chể tuyển chọn, phát triển nhân tài để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Phần thứ ba ”Đảng Cộng Sản Việt Nam kiên định ngọn cờ chủ nghĩa xã hội”: Bảo vệ và phát triển tính chính danh, tính chính pháp của Đảng Cộng sản – lựa chọn tất yếu của lịch sử và nhân dân. Noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh để thiết thực xây dựng Đảng, thống nhất tư tưởng lãnh đạo của Hồ Chủ tịch và các vị lãnh đạo khác của đất nước; đổi mới phướng thức cầm quyền của Đảng; phát triển mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, dựa vào dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đổi mới tư tưởng của Đảng viên; hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực trong hệ thống chính trị.

Phần thứ tư “Cuộc đấu tranh và phát triển xã hội chủ nghĩa không ngừng nghỉ”: Khẳng định: Chủ nghĩa xã hội là tất yếu và là hiện thực hàng trăm năm nay. Sứ mệnh và tiền đồ của Việt Nam chính là từ phát triển tư tưởng, lý luận trong thực tiễn hiện nay. Để xây dựng chủ nghĩa xã hội bền vững cần loại bỏ các chứng bệnh “vĩ cuồng” của chính trị Việt Nam; loại bỏ được tệ tham nhũng; phòng, chống “giặc nội xâm” và chủ nghĩa dân tuý.

Với góc nhìn sâu sắc về thực tiễn, thời cơ, thách thức của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ mới. Cuốn sách “Chủ nghĩa xã hội Việt Nam: Lôgic – Đổi mới và phát triển” giúp bạn đọc hiểu thêm về chủ nghĩa xã ở Việt Nam, trau dồi kiến thức, hun đúc thêm tinh thần yêu nước, hiểu được vì sao toàn dân Việt Nam cần kiên định với con đường chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn.

Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc!