Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp

    Tác giả: Nguyễn Thị Minh Phương

    Nhà xuất bản: Tư Pháp

    Năm xuất bản: 2024

    Địa chỉ tài liệu: Phòng đọc 2 - Giá Luật Hành chính

Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp là yêu cầu khách quan và cần thiết của bất cứ một thiết chế nhà nước nào nhằm đáp ứng yêu cầu của cá nhân chứng minh nhân thân tư pháp hình sự và các thông tin khác (nếu có) trong những trường hợp cần thiết, tạo điều kiện cho người bị kết án trong việc xoá án tích, tái hoà nhập cộng đồng, đồng thời góp phần phục vụ các cơ quan trong hoạt động tố tụng hình sự, quản lý nhân sự…


Ở Việt Nam, trong bối cảnh thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế, mở cửa và hội nhập quốc tế, cùng với tiến trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Luật Lý luận tư pháp đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17/6/2009 và có hiệu thi hành từ ngày 01/7/2010. Luật Lý lịch tư pháp được ban hành đã đặt cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển của công tác quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp. Cuốn sách “Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay” của TS. Nguyễn Thị Minh Phương giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thực trạng quản lý lý lịch tư pháp của nhà nước ở Việt Nam hiện nay.


Ở chương thứ nhất, tác giả trình bày những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp gồm: Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, chủ thể quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp. Bên cạnh đó, tác giả nghiên cứu các điều kiện bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp như: Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, đào tạo tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về lý lịch tư pháp và tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức, viên chức làm công tác lý lịch tư pháp. Tiếp theo là trang thiết bị cũng như cơ sở vật chất về lý lịch tư pháp.


Chương hai, tác giả phân tích thực trạng quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Thực trạng nội dung quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, thực trạng chủ thể quản lý nhà nước và thực trạng các điều kiện bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp. Sau đó, tác giả đưa ra nguyên nhân của hạn chế, bất cập trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam.


Ở chương cuối, tác giả nêu các quan điểm, giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp như: Quan điểm nhằm thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.


Với mong muốn cung cấp thêm nguồn tài liệu cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tác lý lịch tư pháp nói chung và đội ngũ công chức, viên chức làm công tác lý lịch tư pháp thuộc ngành Tư pháp nói riêng trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp; những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy và bạn đọc quan tâm đến vấn đề này. Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay”.


Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc!