Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay

 

 

Chủ biên: Nguyễn Minh Đoan

Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia

Năm xuất bản: 2016

Địa chỉ tài liệu:

DSVLL 001424 – 33 – Phòng đọc 2 – Giá số 1

MSVLL 005909 – 18 - Phòng mượn 2 – Giá số 1

Kiểm soát quyền lực nhà nước là việc làm cần thiết và quan trọng để quyền lực nhà nước được sử dụng và tổ chức đúng đắn vì lợi ích của Nhân dân. Nhằm giúp bạn đọc nắm bắt được thông tin về cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam trong các văn kiện của Đảng và Hiến pháp năm 2013, PGS. TS. Nguyễn Minh Đoan cùng tập thể tác giả biên soạn cuốn sách Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay”.

Cuốn sách gồm 3 chương:

Chương 1, tác giả làm rõ các vấn đề lý luận chung: khái niệm, cách thức tổ chức quyền lực nhà nước; đặc điểm, các yếu tố của cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước như: thể chế, thiết chế pháp lý; đối tượng bị kiểm soát; sự tương tác giữa các yếu tố của cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước; các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế này.

Chương 2, tác giả trình bày các quy định pháp luật và thực tiễn tổ chức quyền lực nhà nước cùng cơ chế kiểm soát quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam. Đánh giá kết quả đạt được và hạn chế trong công tác kiểm soát quyền lực nhà nước của các cơ quan: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát, chính quyền địa phương.

Chương 3, tác giả đề xuất kiến nghị và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Theo đó, chúng ta cần tập trung vào các vấn đề: nâng cao nhận thức về kiểm soát và tổ chức kiểm soát quyền lực nhà nước, hoàn thiện thể chế, cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp của các cơ quan nhà nước.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!